Về phía Viện VNH&KHPT, có TS. Phạm Đức Anh - Viện trưởng, đại diện lãnh đạo cùng cán bộ Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Phòng Hành chính - Tổng hợp.
Về phía trường Đại học Thái Bình, có PGS.TS Phạm Quốc Thành - Hiệu trưởng nhà trường, đại diện quý thầy cô trong Ban Giám hiệu và đại diện lãnh đạo các phòng chức năng.
Trong buổi làm việc, PGS.TS Phạm Quốc Thành nhiệt liệt chào mừng đoàn Viện VNH&KHPT về thăm, làm việc tại trường. Tiếp đó, PGS.TS Phạm Quốc Thành giới thiệu chung về trường Đại học Thái Bình và trao đổi về định hướng của trường trong thời gian tới. Trong đó, nhấn mạnh hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
TS. Phạm Đức Anh thay mặt Viện VNH&KHPT nêu quan điểm hoàn toàn nhất trí các nội dung thỏa thuận, trong đó nhấn mạnh tới 2 nội dung: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Tại buổi làm việc, cả hai bên đã thống nhất đi đến ký kết hợp tác với các nội dung cụ thể như sau:
1. Hai bên cùng hỗ trợ nhau trong việc sử dụng, phát huy các nguồn lực về con người, kết nối mạng lưới chuyên gia để hợp tác, phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị địa phương, hợp tác triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giảng viên.
2. Hợp tác trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ các cấp bao gồm phối hợp xây dựng chương trình bồi dưỡng, mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ. Trong đó, mỗi năm mở ít nhất 2 lớp với số lượng tối thiểu 30 học viên/lớp.
3. Hợp tác trong các hoạt động khoa học công nghệ bao gồm xây dựng các kế hoạch hợp tác nghiên cứu, hợp tác trao đổi thông tin học thuật, công bố khoa học trong nước và quốc tế; hỗ trợ việc triển khai các nhiệm vụ khoa học - công nghệ các cấp; hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học. Hai bên cùng hợp tác trong biên soạn và xuất bản sách, giáo trình, các ấn phẩm khoa học; ưu tiên công bố các công trình khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trên các ấn phẩm khoa học của mỗi bên; phối hợp xây dựng học liệu, bài giảng điện tử.
4. Hai bên hợp tác, chia sẻ các thông tin về hợp tác quốc tế từ các đối tác thuộc thế mạnh của mỗi bên nhằm giúp mỗi bên mở rộng, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, phục vụ nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi bên.
5. Hai bên cùng hợp tác chia sẻ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc thế mạnh của mỗi bên để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Hai bên cùng hợp tác chia sẻ thông tin, tư liệu, thư viện trực tiếp và thư viện điện tử để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của cán bộ, giảng viên và học viên.
6. Hai bên tiến hành các hoạt động trao đổi cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong quá trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giữa hai đơn vị.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc: