Viện Việt Nam học và Khoa học phát triểnhttps://ivides.vnu.edu.vn/uploads/banner-1_1.png
Thứ sáu - 19/07/2024 04:10
Chiều ngày 17 tháng 7 năm 2024, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã có cuộc làm việc, chia sẻ và thảo luận với nhà sáng lập tổ chức UpThink của Ireland về đổi mới cho một tương lai bền vững.
Tham dự buổi thảo luận bao gồm nhóm nghiên cứu của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (VNH&KHPT), các nhà khoa học quan tâm trong Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), và đặc biệt là có sự tham dự và chia sẻ của cô Mary Cronin, nhà sáng tập và điều hành tổ chức UpThink với sứ mệnh giúp các tổ chức đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang tương lai ít carbon. Tại buổi chia sẻ, Cô Mary đã trình bày về Đổi mới cho một tương tai bền vững, trong đó cô cũng giới thiệu về tầm nhìn của UpThink nhằm hướng đến thúc đẩy đổi mới bền vững thông qua kinh tế tuần hoàn, chiến lược kinh tế sinh học và các sáng kiến phát triển một thế giới với tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường, xã hội song hành cùng nhau. Với vai trò là người sáng lập và điều hành UpThink, cô Mary đã và đang làm việc với nhiều trường đại học, viên nghiên cứu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tổ chức lớn trên toàn cầu để tư vấn thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu gắn với ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Cô đã giúp nhiều công ty chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững hơn.Các cán bộ tham dự chia sẻ những nghiên cứu của mình đang thực hiện như nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Phương Anh đến từ Khoa Kinh tế Chính trị của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về “Ảnh hưởng của các yếu tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp: Bằng chứng từ Việt Nam” hay chia sẻ của NCS. Trịnh Thị Tuyết Dung đến từ Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN về “Quản lý nhựa theo tiếp cận kinh tế tuần hoàn”.TS. Vũ Kim Chi, đại diện cho nhóm nghiên cứu của Viện VNH&KHPT chia sẻ về những nghiên cứu và hoạt động đang triển khai trong trong dự án Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam (3SIP2C) trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn là giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Thảo luận được diễn ra trong bầu không khí cởi mở từ các nhóm nghiên cứu, mở ra các cơ hội giữa Viện VNH&KHPT, các đối tác trong ĐHQGHN và các đối tác đến từ Ireland trong xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế hướng đến việc đổi mới cho một tương lai bền vững.