Giới thiệu sách: Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Á và Châu Âu

Thứ năm - 19/11/2015 03:07
Tạp chí Panorama Insights into Asian and European Affairs vừa cho ra mắt số 2/2015 với chuyên đề Nationalism in Asia and Europe tại Singapore. Đây là ấn phẩm chọn lọc các báo cáo khoa học tiêu biểu tại Hội thảo quốc tế về: Sự tái xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc ở châu Á và châu Âu, được tổ chức tại Đại học Quốc gia Singapore vào tháng 5 năm 2015 dưới sự tài trợ của Quỹ nghiên cứu Konrad- Andenauer.

“The Role of Nationalism in Vietnamese Revolution and Current Nationalist Issues in Vietnam” là một trong số 13 báo cáo được chọn lọc ng bố. Đây là một bài báo khoa học được đánh giá cao của GS. TS. Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển.

Đề tài chủ nghĩa dân tộc luôn luôn là vấn đề lớn trong học thuật và quan hệ quốc tế, đặc biệt trong tình hình thời sự thế giới rất “nóng” hiện nay. Đây cũng là một chuyên đề có giá trị tham khảo cao cho những người dạy, người học và người nghiên cứu  về Việt Nam học cũng như các nghành học liên quan. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới đông đảo bạn đọc phần lời nói đầu của Tổng biên tập Tạp chí Panorama Insights into Asian and European Affairs, TS. Wilhelm Hofmeister. Toàn văn Tạp chí Panorama Insights into Asian and European Affairs  số 2/2015 được lưu trữ và phục vụ người đọc tại Phòng Tư liệu Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển.

“Chủ nghĩa dân tộc là một nguồn lực nhân văn có sức mạnh to lớn trong sự trỗi dậy của châu Âu và châu Á.  Trong khi đó, những ảnh hưởng của toàn cầu hoá cũng đã nhen nhóm các ý niệm của tinh thần dân tộc trong cộng đồng cư dân ở cả hai lục địa. Mặc dầu sự trao đổi mạnh mẽ của thương mại, kỹ thuật và tài chính đã tạo ra sự hợp tác và hội nhập quốc tế sâu sắc cũng như một quan điểm thống nhất rộng lớn về sự cần thiết của các biên giới mở và sự cởi mở liên quan đến những khác biệt về lối sống và hình thức song chính điều đó lại góp phần tạo nên tinh thần dân tộc chủ nghĩa ít nhất tồn tại trong một số bộ phận của các xã hội ở cả phương Đông và phương Tây.

Quá trình này này trước hết bắt đầu từ những người cảm thấy bị trở thành kẻ thua cuộc trong một thế giới của các đường biên giới mở và sự canh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, dẫn tới lựa chọn tinh thần dân tộc như một ng cụ để kháng cự và bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, một số phong trào chính trị  và thậm chí là chính quyền nhà nước lại cố gắng thúc đẩy tinh thần ấy với mục đích giành lấy sự hỗ trợ của ng chúng cho các chiến lược mang tính quốc gia và quốc tế.

Điều này có thể được nhìn thấy trong một số cuộc bầu cử gần đây ở một vài nước châu Âu cũng như việc lựa chọn ra nghị viện châu Âu vào năm ngoái khi mà các đảng phái có tính chất dân tộc chủ nghĩa có ảnh hưởng ngày càng lớn bằng sự gia tăng của số phiếu bầu và số ghế của họ trong quốc hội. Những trường hợp điển hình nhất có thể kể tới là Mặt trận Quốc gia (FN) ở Pháp và Đảng Độc lập vương quốc Anh (UKIP) ở Anh. Ở châu Á, các mâu thuẫn căng thẳng có nguồn gốc từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc dường như được tiếp thêm năng lượng bởi các tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng và các vấn đề lịch sử.

Mặc dù chúng ta đã hy vọng rằng những phương tiện mới của liên lạc cũng như các quá trình trao đổi ngày càng gần gũi trong một thời đại của quá trình toàn cầu hoá có thể khiến thế giới trở nên gần nhau hơn song trên thực tế tinh thần dân tộc chủ nghĩa đã tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn và sự chia cắt trong cộng đồng chung của nhân loại. Thậm chí, các hình thái của mạng thông tin và truyền thông, những thứ được xem như là biểu tượng cho các xã hội rộng mở và các đối thoại xuyên quốc gia lại được sử dụng nhằm thể hiện sự thù địch, không tôn trọng để chống lại các quốc gia khác

Sự tái xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc ở châu Á và châu Âu đã khơi gợi những ý tưởng cho một cuộc hội thảo về vấn đề này được tổ chức bởi Quỹ nghiên cứu Konrad- Andenauer dưới sự hỗ trợ tích cực của Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore vào tháng 5 năm 2015. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á cùng các nhân viên của ông, những người đã cùng hợp tác hiệu quả cho dự án này. Những bài viết trong số này của tạp chí được trình bày đầu tiên tại hội thảo nghiên cứu đó. Tất cả đã góp phần đưa ra những luận giải sâu sắc về căn nguyên hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc bao gồm mối quan hệ của nó với các nỗ lực hội nhập khu vực và toàn cầu hoá cũng như ảnh hưởng của nó đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia ở châu Âu và châu Á”.

 

Tác giả: spadmin1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây