Đổi mới hoạt động giảng dạy tại ĐHQGHN – giải pháp và lộ trình toàn diện để đảm bảo chuẩn đầu ra

Chủ nhật - 01/03/2020 20:51
Hội nghị được tổ chức cho cán bộ giảng dạy tại ĐHGQGHN nhằm đổi mới hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển thích ứng với thị trường lao động mới 4.0.
Những năm gần đây, hệ thống giáo dục đào tạo đại học phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng tạo cũng như tốc độ nhanh chóng hội nhập với quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cơ sở đào tạo trong ng tác tuyển sinh, đào tạo và phục vụ xã hội. Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong tìm kiếm tài năng, sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm. Sự cạnh tranh khốc liệt này không chỉ diễn ra giữa các cơ sở đào tạo trong nước, mà còn là sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong nước với cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam (cũng như ở nước ngoài). Các trường đại học trên thế giới không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cơ hội việc làm cho người học. Vì vậy đổi mới triết lý, phương pháp và ng nghệ dạy học của ĐHQGHN trong bối cảnh đó là một tất yếu.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp và ng nghệ giảng dạy lần này như một sự khởi đầu cho một quá trình hoạt động đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN, là hoạt động cụ thể triển khai thực hiện từng bước mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong đào tạo của ĐHQGHN trong giai đoạn 5 năm tới 2020 -2025.
Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới như GS. August (Augie) Grant, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, ĐH Nam Carolina, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN và các giảng viên, chuyên gia của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN. Các chuyên đề nổi bật tiệm cận quốc tế và thích ứng với thị trường 4.0 đã được các chuyên gia chia sẻ như: (1) Định hướng đổi mới đào tạo của ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu cách mạng ng nghiệp 4.0; (2) Kỹ năng sử dụng thiết bị ng nghệ, ng cụ phần mềm để thiết kế bài giảng (các modul: Sử dụng thiết bị dạy học thông minh, sử dụng một số phần mềm hỗ trợ tương tác trong dạy học, triển khai sử dụng ng cụ dạy học); (3) Kỹ năng dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược trong môi trường trực tuyến;  (4) Xây dựng học liệu số; (5) Kỹ năng phát triển đề thi và đánh giá bài luận bằng Rubric.
Trong chuyên đề “Định hướng đổi mới đào tạo của ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu cách mạng ng nghiệp 4.0” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã nêu bật được những đổi thay mạnh mẽ trong mô hình giáo dục đại học từ đại học nghiên cứu sang đại học đổi mới sáng tạo với 3 yêu tố cốt lõi là: nghiên cứu – số hóa và đổi mới sáng tạo. Vì vậy đổi mới hoạt động giảng dạy cần đáp ứng yêu cầu tổng hòa của giáo dục STEM và khai phóng, phát triển bền vững, đào tạo tầm nhìn, kỹ năng cho người học. Chuẩn đầu ra phải đáp ứng khung 8 bậc trình độ quốc gia Việt Nam vừa ban hành, đồng thời đáp ứng, hội nhập với các chuẩn đầu ra của khu vực và thế giới để người học có cơ hội trở thành những ng dân toàn cầu. Cơ cấu ngành nghề cũng cần có sự quy hoạch và định hướng phát triển. Đào tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 đòi hỏi đào tạo theo hướng cá thể hóa tức là trao quyền tự chủ cao hơn cho giảng viên và tôn trọng sự lựa chọn của người học; chương trình cần đổi mới linh hoạt, và có những học phần mở theo yêu cầu của doanh nghiệp và của từng người học; việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần linh hoạt, dựa trên nền tảng các ng nghệ mới, tạo điều kiện để người học được chủ động tham gia với các hoạt động học tập đa dạng và tương tác thường xuyên với giảng viên, trong đó có cả việc tự học, tự nghiên cứu; áp dụng các phần mềm quản lý tiên tiến để tăng cường sự phản hồi, tương tác tích cực, thường xuyên của người học với giảng viên và với những người học khác trong quá trình học tập. Đồng thời, cần có cơ chế và ng nghệ để kiểm tra, đánh giá một cách sát sao và khách quan, và thước đo ở đây chính là chuẩn đầu ra cho người học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng cho rằng: một khi các giảng viên hiểu được định hướng phát triển, nắm vững phương pháp và ng nghệ dạy học tiên tiến, đồng thuận trong nhận thức đổi mới hoạt động giảng dạy là sự đổi mới tổng thể, toàn diện từ triết lý dạy học, đổi mới cấu trúc xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết hợp với những thay đổi trong mô hình và mục tiêu của giáo dục của thời đại CMCN 4.0, chắc chắn đội ngũ giảng viên sẽ có tầm nhìn tổng thể và bao quát, từ nhận thức, cộng với sự hỗ trợ của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo, sẽ là động lực để các giảng viên tự giác tham gia tích cực, đẩy nhanh quá trình đổi mới hoạt động giảng dạy trong toàn ĐHQGHN.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức hy vọng, sự nghiệp đổi mới đào tạo cần đồng bộ một cách tổng thể và hệ thống từ ng nghệ dạy –học đến hoạt động thực tập, thực tế, giáo trình, học liệu, cơ sở vật chất, trình độ kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Khai thác thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, sự liên thông, liên kết giữa các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN, đồng thời tôn trọng và phát huy đặc thù của từng đơn vị, từng lĩnh vực, ngành đào tạo; Trang bị kỹ năng, rèn luyện phẩm chất cho người học; Tăng cường vai trò chủ động, tự chịu trách nhiệm của giảng viên;  Đổi mới chương trình, nội dung, hỗ trợ, khuyến khích, người học nâng cao năng lực tiếp thu kiến thức cũng như phát huy năng lực sáng tạo và khởi nghiệp; Đáp ứng được xu thế tự chủ đại học, có lộ trình phù hợp, khả thi với ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo.
ĐHQGHN định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiến tiến và đang trong quá trình phát triển theo đại học đổi mới sáng tạo. Để nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, ngoài chuẩn đầu ra theo khung 8 bậc quốc gia, cần đáp ứng chuẩn nghề nghiệp khu vực, quốc tế, từ đó định dạng nội dung chương trình, và phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi theo.
CMCN 4.0 có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội cho mọi người, mọi trường đại học. CMCN 4.0 cũng đang tạo nên sự “uber hóa” trong giáo dục đại học; tạo nhiều cơ hội cho người học, người dạy có thể tương tác và học tập mọi nơi, mọi lúc; việc dạy và học có thể triển khai từ offline đến online – với từng học phần cũng như cả chương trình đào tạo.
Để đổi mới hiệu quả  đảm bảo chất lượng cần có cơ sở vật chất, áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra tiên tiến hàng ngày, hàng giờ; sử dụng ng nghệ thông tin để hỗ trợ trong ng tác giảng dạy. ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm hỗ trợ Giảng dạy để giúp các thầy cô trong việc xây dựng đề cương bài giảng, sử dụng phương pháp công nghệ hiện đại.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức tin tưởng qua những buổi tập huấn như này sẽ là khởi đầu cho những buổi tập huấn sâu hơn và kỹ hơn nữa, chi tiết đến việc sử dụng từng ng nghệ mới để xây dựng từng đề cương bài giảng cho từng học phần, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, các đơn vị đào tạo cũng cần chủ động và tích cực triển khai cụ thể đề án đổi mới hoạt động giảng dạy của từng đơn vị (đã được xây dựng trong năm 2019).  
https://www.vnu.edu.vn/upload/2020/02/25424/VNU_Thuyet%20trinh%20GS%20Augie%20Grant%20(2).jpg
Trong một chuyên đề được chia sẻ tại hội nghị tập huấn, GS. August (Augie) Grant, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, ĐH Nam Carolina cho rằng; đổi mới giảng dạy không chỉ tập trung vào hoạt động của Trung tâm hỗ trợ giảng dạy, GS. Grant còn đem đến một chủ đề thú vị cho các giảng viên của ĐHQGHN, đó là việc tạo lập triết lý và phong cách giảng dạy. Đây là một vấn đề mà ông cho rằng một giáo viên đều nên coi trọng, để có thể chuyển đổi việc dạy học từ bản năng trở thành một quá trình có mục đích. Triết lý giảng dạy được GS. Grant cho rằng cần phải trả lời được các câu hỏi như: tại sao chúng ta dạy học, chúng ta dạy điều gì, dạy như thế nào và làm thế nào để đo được hiệu quả của việc dạy học đó. Kết quả của việc triển khai triết lý giảng dạy chính là tạo nên phong cách giảng dạy của một giảng viên. GS. Grant cũng khuyến nghị các giảng viên nhìn nhận lại triết lý giảng dạy của mình mỗi năm một lần để có những sự điều chỉnh thích hợp và luôn hướng đến mục tiêu của mình. Cùng với đó, giảng viên được khuyến khích quan sát phong cách giảng dạy của người khác để tiếp thu và thử nghiệm những điều phù hợp có thể áp dụng cho bản thân.
Qua đợt tập huấn, hơn 200 giảng viên đến từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu của ĐHQGHN đã có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy quý báu để phục vụ ng tác.
https://www.vnu.edu.vn/upload/2020/02/25424/UEB%20VNU.jpg
ThS.Lê Minh Tuấn, giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế bày tỏ; thông qua những đợt tập huấn này đã giúp cho người dạy có những thông tin hữu ích, thiết thực như việc áp dụng ng nghệ thông tin trong giảng dạy, tiết kiệm thêm nhiều thời gian cho giảng viên, tương tác nhiều hơn với sinh viên, đặc biệt giúp người dạy có những bí kíp để giúp lớp học luôn thú vị mà sinh viên không bị nhàm chán khi học. Ths. Lê Minh Tuấn vô cùng ấn tượng với cách chia sẻ của GS. Grant, ông đã có những tiêu chí để đánh giá giảng viên rất triết lý nhằm khích lệ, tạo ra động lực cho giảng viên.
https://www.vnu.edu.vn/upload/2020/02/25424/86269688_859933991116661_895113275165900800_o.jpg
Trong buổi khai mạc hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp và ng nghệ giảng dạy, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải cho rằng; nhiệm vụ trọng tâm của ĐHQGHN trong thời gian tới là đổi mới hoạt động đào tạo, đổi mới phương pháp theo ng nghệ dạy học mới. Áp dụng ng nghệ thông tin để dạy –học mọi lúc mọi nơi và ĐHQGHN sẽ có những bộ tiêu chí để đánh giá người dạy trong thời gian tới.
Từ những hoạt động tập huấn về đổi mới giảng dạy, ĐHQGHN sẽ có nhiều mô hình hoạt động mới, hợp tác mới sẽ được xuất hiện và triển khai trong thời gian tới giúp người dạy tiếp cận quốc tế, tạo cơ hội cho người học có nhiều hướng tiếp cận hơn, tương tác người học và người dạy càng tốt hơn giúp người học đáp ứng với thị trường lao động như hiện nay.
 
 Thùy Dương - VNU Media, Ban Đào tạo

Tác giả: spadmin1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây