Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khẳng định sứ mệnh dẫn đầu và tầm ảnh hưởng to lớn trong công tác nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học.

Thứ tư - 20/03/2024 21:56
Ngày 19/03, nhân kỷ niệm 35 năm truyền thống và 20 năm thành lập, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Sự kiện diễn ra tại hội trường tầng 8 nhà E, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu trong và ngoài nước, nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí.
Các đại biểu tham gia buổi lễ (Ảnh: Huy Văn)
Các đại biểu tham gia buổi lễ (Ảnh: Huy Văn)
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khẳng định sứ mệnh dẫn đầu và tầm ảnh hưởng to lớn trong công tác nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học.
Ngày 19/03, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và 35 năm truyền thống, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Sự kiện diễn ra tại hội trường tầng 8 nhà E, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu trong và ngoài nước, nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Phạm Đức Anh, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cho rằng, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã khẳng định được uy tín và vị thế của trung tâm hàng đầu cả nước trong nghiên cứu cơ bản, liên ngành theo định hướng ứng dụng đối với các vấn đề liên quan tới Việt Nam học và Khoa học phát triển.
Không những thế, Viện tạo dựng được danh tiếng là cơ sở đào tạo chất lượng, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ chuyên gia trình độ cao; được ĐHQGHN giao nhiệm vụ tổ chức triển khai chương trình đào tạo Tiến sĩ Việt Nam học từ năm 2012.
Đồng thời, Viện giữ vững vai trò đầu mối của nhịp cầu giao lưu học thuật và văn hóa, kết nối mạng lưới Việt Nam học trong nước với quốc tế, trở thành đối tác tin cậy của 36 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếp đón hàng chục chuyên gia, nhà khoa học, học viên và sinh viên nước ngoài đến giảng dạy, học tập, trao đổi, đào tạo mỗi năm.
Trong suốt chặng đường 20 năm thành lập và 35 năm truyền thống, các thế hệ cán bộ của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã công bố hàng trăm công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, với nhiều sách chuyên khảo, bài tạp chí, tạo nên thương hiệu của Viện, góp phần phát triển ngành Việt Nam học, cũng như cung cấp những luận cứ phục vụ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Cũng trong Lễ kỷ niệm, TS. Phạm Đức Anh bày tỏ sự biết ơn GS. Phan Huy Lê, người có công dẫn dắt nền Việt Nam học và đặt nền móng cho sự ra đời của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về sau này. “Nhìn lại chặng đường 35 năm truyền thống, 20 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tự hào về quá khứ, nhưng đồng thời cũng ý thức rõ về sứ mệnh và trách nhiệm, từ đó vững bước tiến tới tương lai”, Viện trưởng Viện Việt Nam học nói.
Tới tham dự buổi lễ, GS. TS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, viện Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển là Viện nghiên cứu trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội - phát triển trở thành một Đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng.
Thêm vào đó, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển sẽ trở thành đầu mối kết nối nhà khoa học hàng đầu về Việt Nam học trên thế giới và là đầu mối triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Việt Nam học và quản trị địa phương, phát triển bền vững các địa phương. Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết đầu tư nguồn lực, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, nhân lực,.. cho sự phát triển của Viện.
Cùng với Lễ kỷ niệm, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là dịp để giới nghiên cứu Viện Nam học trong và ngoài nước cùng nhìn nhận, đánh giá về sự phát triển của ngành Việt Nam học trên thế giới và ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; cập nhật những thành tựu, xu hướng và chia sẻ những kinh nghiệm, bài học trong nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học; xác định hướng phát triển của ngành Việt Nam học trong giai đoạn sắp tới, cũng như vai trò, đóng góp của ngành khoa học này đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam; tăng cường kết nối, mở rộng hợp tác, phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu.
Hội thảo nhận được tổng cộng 172 báo cáo tóm tắt và 127 báo cáo toàn văn được gửi tới từ 227 nhà khoa học là các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam học tại các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong cả nước và từ nhiều quốc gia trên thế giới đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Đức, Bỉ… như: Báo cáo khoa học “Việt Nam học và Nhật Bản học ở Nhật Bản và Việt Nam: so sánh thử khu vực học ở hai nước” của GS.TS Momoki Shiro, Trường Đại học Việt - Nhật, ĐHQGHN ; “Đặc điểm trường phái Việt Nam học St. Petersbung (Leningrad) trong lịch sử nghiên cứu Việt Nam ở Liên bang Nga” của GS.TSKH Kolotov Vladimir Nikolaevich, Đại Học Quốc Gia St. Petersburg, Liên bang Nga hay “Đào tạo tiếng Việt và Việt Nam học ở Trung Quốc: Từ góc nhìn liên ngành” của PGS.TS Xian Manxue, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc;…
Chia sẻ về Hội thảo, Viện trưởng Phạm Đức Anh cho biết, Việt Nam học liên ngành là một ngành khoa học cơ bản, nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam trong tính tổng thể và hệ thống, nhằm tìm ra những đặc điểm nổi trội, những giá trị đặc thù, qua đó ngày càng đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
434078719 122122250096222183 8260458131089163858 n
TS Phạm Đức Anh, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Tác giả: Quỳnh Anh, Huy Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây