Workshop “Một tương lai ít nhựa: khám phá con đường của nhựa và hệ sinh thái nhân văn tại Việt Nam”.

Thứ tư - 16/11/2022 21:11

Ngày 17/11/2022 trong khuôn khổ Hợp phần 5 về Truyền thông và Nâng cao năng lực của dự án hợp tác nghiên cứu với Trường Đại học Heriot Watt (Vương quốc Anh) về “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển Việt Nam” (3SIP2C) do quỹ Nghiên cứu Các thách thức Toàn cầu GCRF tài trợ, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển kết hợp với Trường chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức buổi workshop với chủ đề “Một tương lai ít nhựa: khám phá con đường của nhựa và hệ sinh thái nhân văn tại Việt Nam”. 

Buổi workshop diễn ra sau một thời gian các em học sinh lớp 10 chuyên Địa lý trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn tham gia vào dự án thông qua các hoạt động xây dựng mô hình 3D với sự tham gia (P3DM) và tìm hiểu về quần đảo Cát Bà.

Xây dựng mô hình 3D với sự tham gia đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới. Cùng với sự tham gia của cộng đồng và các nhà quản lý, Viện VNH&KHPT đã hoàn thành xây dựng mô hình 3D tại Vườn Quốc gia Cúc Phương vào tháng 07/2022. Tiếp nối sự thành công đó, ý tưởng xây dựng một mô hình tại quần đảo Cát Bà có sự tham gia của các em học sinh được hình thành. 34 em học sinh chuyên địa đã được hướng dẫn quy trình và trực tiếp tham gia xây dựng mô hình với các công đoạn như chuẩn bị fomex, vạch dấu, cắt tỉa và dán mô hình. Sau một thời gian miệt mài thực hiện với độ tỉ mỉ và chính xác cao nhất, mô hình cơ bản được hoàn thành với kích thước 1m x 1m, thể hiện một cách trực quan nhất toàn bộ không gian quần đảo Cát Bà.

Song song với hoạt động xây dựng mô hình, các em được phân thành 5 nhóm để tìm hiểu 5 chủ đề liên quan đến quần đảo Cát Bà như: Thực trạng và giải pháp cho ô nhiễm rác thải nhựa tại đảo Cát Bà, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đảo, các nguồn sinh kế trên đảo, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, phát triển dân số và đô thị hóa ở quần đảo Cát Bà.

Các thành viên tham gia worskshop trình bày, trao đổi, thảo luận bằng tiếng Anh. TS. Vũ Kim Chi (đồng chủ trì dự án từ Viện VNH&KHPT) điều hành buổi hội thảo. TS. Inna Yaneva-Toraman và TS Nguyễn Minh Đức (2 chuyên gia đến từ Trường Đại học Heriot Watt, Vương quốc Anh) hướng dẫn các em học sinh thảo luận và tham gia thuyết trình để kể một câu chuyện về vòng đời của nhựa. Thông qua workshop, các em đã thể hiện được năng lực, sự sáng tạo và tự tin của mình, đồng thời được nâng cao nhận thức về rác thải nhựa không chỉ trong lý thuyết mà còn trong cuộc sống xung quanh. Qua đó, dự án mong muốn các em sẽ lan tỏa tinh thần tích cực về giảm thiểu rác thải nhựa đến với cộng đồng trong và ngoài nước, vì tương lai một Việt Nam ít nhựa.

TS Ngô Thị Thúy Hường (đồng chủ trì dự án từ Trường Đại học Phenikaa) cùng với các thành viên của hợp phần 5 - TS. Vũ Kim Chi, TS. Inna Yaneva-Toraman, TS. Nguyễn Thị Hạnh Tiên đã tặng áo có logo của dự án và trao chứng chỉ tham gia dự án tới 33 em học sinh. TS. Hoàng Thị Thu Hương (tổ trưởng tổ Địa lý của Trường chuyên KHXH&NV) thay mặt nhà Trường, phát biểu cảm ơn các thầy cô trong dự án đã hỗ trợ các em và cùng với nhà trường tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo.

Sự thành công của workshop là tiền đề để Hợp phần 5 – Truyền thông và Nâng cao năng lực tiếp tục thực hiện các hoạt động với cộng đồng trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại buổi workshop:
 

1
Nhãn

 

Các em lần lượt trình bày cảm nhận về nhựa
2

 

Các em tham gia thảo luận
3

 

và trình bày về vòng đời của nhựa
4

 

Các em học sinh được nhận chứng chỉ và áo có logo của dự án
5

 

Các thành viên dự án tham gia workshop
6

 

Các em được chia thành các nhóm để tìm hiểu về quần đảo Cát Bà
7

 

Bên lề workshop, các thành viên của dự án đến chúc mừng nhà Trường
nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo

Tác giả: spadmin

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây