Năm 2021, Viện tiếp tục khẳng định được uy tín và vị thế của một Viện nghiên cứu cơ bản, liên ngành theo định hướng ứng dụng. Viện thực hiện 04 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (02 đề tài đã nghiệm thu chính thức); 04 đề tài/nhiệm vụ cấp ĐHQGHN, 02 đề tài cấp cơ sở; 02 đề tài hợp tác quốc tế, 01 đề tài hợp tác với địa phương. Các đề tài, chương trình đã nghiệm thu đều đạt chất lượng tốt; một số đề tài, nhiệm vụ mới được ký kết hoặc đang chờ phê duyệt (01 đề tài cấp Quốc gia, 04 đề tài cấp ĐHQGHN ký mới; 01 đề tài hợp tác quốc tế chờ phê duyệt, 01 đề tài đã được hội đồng cấp ĐHQGHN thẩm định…). Nhìn chung, các đề tài thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng khoa học, trong đó có những đề tài mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đóng góp lớn về khoa học mà còn ứng dụng thực tiễn cho việc phát triển bền vững các vùng kinh tế. Các hoạt động khoa học này bước đầu đã có những kết quả nhất định, dự báo chất lượng khoa học cao trong các công trình khi được công bố.
1. Về công bố khoa học trong nước và quốc tế
Trong năm 2021, Viện Viện Nam học và Khoa học phát triển đã xuất bản và công bố 11 cuốn sách viết bằng tiếng Việt gấp 2,2 lần chỉ tiêu của ĐHQGHN. Số bài báo, báo cáo tham luận các trong hội thảo khoa học là 38 bài, đạt 172% so với chỉ tiêu của ĐHQGHN (22 bài).
Năm 2021 là năm đánh dấu số lượng bài quốc tế được công bố của Viện có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020. Các cán bộ Viện công bố tổng số 23 bài (10 bài tạp chí quốc tế, 13 bài hội thảo quốc tế), trong đó có 4 bài đạt chỉ số ISI/SCOPUS.
2. Về tổ chức hội thảo quốc tế
Trong năm 2021, Viện VNH&KHPT tổ chức 02 Hội thảo khoa học cấp Viện bao gồm: “Quản trị đô thị cấp cơ sở trong chuyển đổi số” (Phòng nghiên cứu Khoa học phát triển và Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô phối hợp tổ chức); “Quản trị cấp cơ sở trong chuyển đổi số ở khu vực nông thôn” (Phòng nghiên cứu Khu vực học).
3. Về các hoạt động công nghệ và chuyển giao tri thức
Viện VNH&KHPT là viện nghiên cứu cơ bản, liên ngành, định hướng ứng dụng nên các hoạt động nghiên cứu ngày càng có xu hướng gắn kết với chuyển giao tri thức. Năm 2021, Viện đạt được một số thành tựu sau:
- Nhiều cán bộ của Viện tiếp tục tham gia tư vấn chính sách cho trung ương và địa phương. Các tư vấn của GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc về biển đảo tiếp tục được triển khai; GS.TS Phạm Hồng Tung tham gia xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chương trình môn Lịch sử trên phạm vi toàn quốc và trực tiếp tham gia các hoạt động tư vấn, tập huấn do Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND nhiều tỉnh thành tổ chức. GS.TS Trương Quang Hải tham gia nhiều chương trình tư vấn về đánh giá tài nguyên biển 28 tỉnh ven biển. PGS.TS Phạm Văn Lợi tham gia các chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã được chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để tư vấn cho các bộ, ban ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách tại các khu vực miền núi.
- Nghiệm thu xuất sắc các đề tài, nhiệm vụ, dự án lớn:
+ Đề tài cấp Quốc gia: Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1939 (Tập 18) do GS.TS. Phạm Hồng Tung chủ nhiệm; Lịch sử Việt Nam (1009-1226) do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ nhiệm.
+ Đề tài hợp tác với địa phương: Lịch sử tỉnh Hải Dương (tập 3) của GS.TS Phạm Hồng Tung (đã có bản thảo, chuẩn bị xuất bản).
+ Đề tài Quản lý tài nguyên nước và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh (TS. Vũ Kim Chi chủ nhiệm, đề tài hợp tác song phương Việt - Bỉ) phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh.
- Ký mới các đề tài, nhiệm vụ cấp Quốc gia và cấp ĐHQGHN:
+ Nghiên cứu phát triển mô hình không gian đổi mới sáng tạo ứng dụng cho Thành phố Hà Nội, do GS.TS. Phạm Hồng Tung làm chủ nhiệm đề tài.
+ Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái đất ngập nước ven biển vườn quốc gia Côn Đảo, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững, mã số TNMT.2021.562.07, do TS. Nguyễn Thị Hà Thành làm chủ nhiệm;
+ Thương nghiệp của phụ nữ nông thôn và những tác động đến đời sống hộ gia đình ở đồng bằng châu thổ sông Hồng từ Đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp làng Phù Lưu và Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), mã số QG.21.54, do TS. Nguyễn Thị Huệ làm chủ nhiệm;
+ Đánh giá hiện trạng việc đặt tên đường phố tại đô thị Hà Nội và đề xuất một số phương án quy hoạch đặt tên phố theo định hướng đô thị thông minh, mã số QG.21.55, do TS. Phùng Thị Thanh Lâm làm chủ nhiệm;
+ Quá trình kết thúc hệ thống triều cống trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1858-1885), mã số QG.21.56, do TS. Vũ Đường Luân làm chủ nhiệm.
4. Về xuất bản sách
Số sách xuất bản trong nước là 11 cuốn. Sách xuất bản đạt và vượt 275% so với chỉ tiêu của ĐHQGHN.
Năm 2021, do hoàn cảnh khách quan về dịch bệnh chung, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển triển khai kế hoạch nhiệm vụ trong điều kiện không bình . Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo ĐHQGHN và sự chỉ đạo chặt chẽ của Chi ủy, cấp chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và đào tạo tại Viện VNH&KHPT đạt được một số kết quả nổi bật sau:
- Nhiều đề tài được triển khai, ký kết thực hiện tại Viện, góp phần quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN và Viện VNH&KHPT. Năng lực nghiên cứu của Viện được nâng cao, thu hút được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp tỉnh, ngành, triển khai có hiệu quả chức năng của một tổ chức khoa học công nghệ nghiên cứu cơ bản và phục vụ chính sách.
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ Việt Nam học được duy trì triển khai hiệu quả, đúng quy chế, quy định của ĐHQGHN. Quản lý đào tạo chuyên nghiệp hơn với việc phân chia rõ nhiệm vụ của phòng quản lý và phòng chuyên môn. Chất lượng đào tạo của NCS từng bước được nâng cao, đảm bảo theo các yêu cầu chung của chương trình đào tạo.
- Kết quả thu được từ kế hoạch chuẩn hóa tiến sĩ cho đội ngũ cán bộ khoa học của Viện nhân sự của Viện trong năm 2021 đã góp phần phát triển đội ngũ nhân lực khoa học của Viện đúng định hướng, đúng chuyên ngành.
Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo
Tác giả: spadmin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn