Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ Việt Nam học năm 2025

Thứ năm - 13/03/2025 21:22
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN trân trọng thông báo tuyển sinh sau đại học (bậc tiến sĩ) ngành Việt Nam học năm 2025.

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (VNH&KHPT), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trân trọng thông báo tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Việt Nam học năm 2025 như sau:
1.  Chỉ tiêu tuyển sinh:    07  chỉ tiêu
2. Điều kiện dự tuyển 
2.1. Điều kiện dự tuyển đối với thí sinh là người Việt Nam
a) Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
b) Có đủ sức khỏe để học tập.
c) Đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Thí sinh thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải hoàn thành các học phần bổ sung trước khi đăng ký dự tuyển.
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
d) Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
e) Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh (nếu có);
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
h) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN công nhận (quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của văn bản này).
Lưu ý: ĐHQGHN không chấp nhận sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thi theo hình thức trực tuyến.  
i) Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
k) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Viện VNH&KHPT.
m) Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm và thâm niên công tác trong lĩnh vực liên quan (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).
2.2. Điều kiện dự tuyển đối với thí sinh là người nước ngoài
a) Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; cam kết nhập cảnh đúng mục đích học tập.
b) Có đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện ĐHQGHN hoặc tại các cơ sở y tế do đơn vị đào tạo chỉ định. Trường hợp các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì phải về nước.
c) Đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Thí sinh thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì cần hoàn thành các học phần bổ sung trước khi đăng ký dự tuyển.
d) Thí sinh đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
e) Thí sinh cần đáp ứng các điều kiện về kinh nghiệm nghiên cứu của chương trình đào tạo. Đối với thí sinh phải học bổ sung kiến thức, thí sinh là tác giả hoặc đồng tác giả của tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc bài báo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
h) Có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
i) Có đủ khả năng về tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, thực tập và sinh hoạt tại Việt Nam trong thời gian tương ứng.
3. Hồ sơ tuyển sinh
3.1. Hồ sơ dự tuyển đối với thí sinh là người Việt Nam
a) Phiếu đăng ký dự tuyển;
b) Sơ yếu lý lịch cá nhân (có xác nhận của cơ quan công tác hoặc địa phương nơi cư trú);
c) Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
d) Đề cương nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu, nội dung tại phần 2.1, mục (f) của thông báo này;
e) Thư giới thiệu của tối thiểu một nhà khoa học theo quy định tại phần 2.1, mục (g) của thông báo này;
f) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
g) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của một bệnh viện đa khoa (trong vòng 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển);
h) 04 ảnh 3*4 (ghi tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sau ảnh).
Link tải mẫu hồ sơ dự tuyển đối với thí sinh là người Việt Nam:
https://drive.google.com/drive/folders/1W_o3xdzT1er1XA05VbU7AegAm_uw7iKN?usp=sharing
3.2. Hồ sơ dự tuyển đối với thí sinh là người nước ngoài
a) Phiếu đăng ký dự tuyển;
b) Sơ yếu lý lịch bản gốc có dán ảnh, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
c) Bản sao hợp lệ, bản dịch tiếng Việt các văn bằng, bảng điểm bậc đại học và thạc sĩ hoặc văn bằng, bảng điểm tương đương đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ dự tuyển;
d) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ minh chứng về trình độ tiếng Việt;
e) Đề cương nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu, nội dung tại phần 2.2, mục (f) của Thông báo này và bản sao hợp lệ các tài liệu, minh chứng về thành tích chuyên môn, thành tích nghiên cứu, bài báo... (nếu thuộc đối tượng được quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành của ĐHQGHN);
f) Thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học đáp ứng các yêu cầu, nội dung tại phần 2.2, mục (g) của Thông báo này;
g) Giấy khám sức khỏe do bệnh viện ĐHQGHN hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố, Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
h) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ minh chứng về tài chính/học bổng đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam (nếu là lưu học sinh ngoài Hiệp định); cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Viện;
i) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng theo quy định của Việt Nam;
k) 04 ảnh 3*4 (ghi tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sau ảnh).
Link tải mẫu hồ sơ dự tuyển đối với thí sinh là người nước ngoài:
https://drive.google.com/drive/folders/1tkLU5ASHZ0cK9_1LIjsyPBBGvpZCI_cg?usp=sharing
 4. Đăng ký dự tuyển, thời gian và lệ phí dự tuyển
4.1. Đăng ký dự tuyển
Bước 1: Thí sinh là người Việt Nam truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn.
Với thí sinh là người nước ngoài nộp hồ sơ trực tuyến trên phần mềm tuyển sinh người nước ngoài của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://admissions-apply.vnu.edu.vn/, qua email hoặc gửi hồ sơ trực tiếp theo hướng dẫn của Viện.
Bước 2: Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển (bản cứng) trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện) trong thời gian đăng dự tuyển.
Địa chỉ nhận hồ sơ:
Phòng Quản trị - Tổng hợp, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN. Địa chỉ: Phòng 102, Tầng 1, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam .
Liên hệ: TS. Lê Thúy Hằng (số điện thoại +243 5577203 hoặc +84 903231045)
Email: daotao.ivides@vnu.edu.vn
4.2. Hình thức tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.3. Các mốc thời gian liên quan:

STT Công việc Thời gian đợt 1 Thời gian đợt 2
1 Thời gian đăng ký dự tuyển  
(Trực tuyến qua cổng thông tin và trực tiếp tại Viện)
Từ ngày 15/3/2025 đến ngày 29/4/2025 Từ ngày 16/6/2025 đến ngày 30/9/2025
2 Thời gian tổ chức xét tuyển Trước ngày 30/5/2025 Trước ngày 30/10/2025
3 Thời gian thông báo điểm trúng tuyển Trước ngày 21/6/2025 Trước ngày 21/11/2025
4 Thời gian nhập học Trước ngày 30/6/2025 Trước ngày 30/11/2025
4.4 Lệ phí và học phí
4.4.1. Lệ phí xét tuyển hồ sơ
Lệ phí: 260.000 đồng
 (Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi nghìn đồng).
4.4.2. Học phí của nghiên cứu sinh năm học 2025-2026
Học phí của nghiên cứu sinh người Việt Nam năm học 2025-2026 là: 42.250.000đ đồng. (Bằng chữ: Bốn mươi hai triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.)
Học phí của nghiên cứu sinh người nước ngoài năm học 2025-2026 là: 64.563.000 đồng. (Bằng chữ: Sáu mươi tư triệu năm trăm sáu mươi ba nghìn đồng chẵn.)
- Phương thức nộp tiền: thí sinh có thể chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt
- Nộp tiền mặt tại phòng 202, tầng 2 nhà A, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Thông tin chuyển tiền qua tài khoản:
 Tên Tài khoản: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Địa chỉ: Tầng 2 Nhà A 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Số Tài khoản VNĐ: 0021000043471
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
- Nội dung chuyển khoản: [Tên thí sinh]_[ngày sinh]_[nơi sinh]_le phi tuyen sinh 2025
5. Danh mục ngành/chuyên ngành phù hợp và ngành/chuyên ngành phù hợp có học bổ sung và các định hướng đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Việt Nam học
5.1. Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp và học phần bổ sung kiến thức tương ứng
5.1.1. Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp
Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp được xây dựng dựa trên Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 về quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của Giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp không phải học bổ sung: Việt Nam học, Khu vực học, Đông Nam Á học. 
- Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp cần học bổ sung:
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam (có mã số ở bậc thạc sĩ là 82201...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (có mã số ở bậc thạc sĩ là 82202...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành mục Khác trong lĩnh vực Nhân văn (có mã số ở bậc thạc sĩ là 82290...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học chính trị (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83102...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Xã hội học và Nhân học (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83103...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Tâm lý học (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83104...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Địa lý học (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83105...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83201...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83401...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Quản trị Quản lý (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83404...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Luật (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83801...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học trái đất (có mã số ở bậc thạc sĩ là 84402...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học môi trường (có mã số ở bậc thạc sĩ là 83403...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Kiến trúc và Quy hoạch (có mã số ở bậc thạc sĩ là 85801...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Công tác xã hội (có mã số ở bậc thạc sĩ là 87601...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Du lịch (có mã số ở bậc thạc sĩ là 88101...)
+ Các ngành thuộc nhóm ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (có mã số ở bậc thạc sĩ là 88501...)
Các trường hợp thuộc ngành khác các nhóm ngành ở trên do Hội đồng tuyển sinh sau đại học/Hội đồng xét tuyển của Viện VNH&KHPT quyết định.
5.1.2. Các học phần bổ sung kiến thức
Chương trình bổ sung kiến thức có các học phần sau:

STT
Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số
học phần tiên quyết
Lý thuyết Thực hành Tự học
    12        
1 IVS 6023
 
Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Việt Nam học
Theories and Methods of Vietnamese Studies
3 30 15    
2 IVS 6017 Việt Nam học ở Việt Nam và trên thế giới
Vietnamese Studies in Vietnam and in the World
3 30 15   IVS 6023
 
3 IVS 6013 Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam
Zone Culture and Cultural Zoning of Vietnam
3 30 15   IVS 6023
 
4 IVS 6024 Nguồn lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Resources for Sustainable Development in Vietnam
3 30 15   IVS 6023
 
Căn cứ vào bảng điểm bậc thạc sĩ của ứng viên, Hội đồng tuyển sinh sau đại học/Hội đồng xét tuyển nghiên cứu sinh của Viện VNH&KHPT sẽ quyết định các học phần bổ sung cụ thể cho từng ứng viên.
Việc bổ sung kiến thức và cấp giấy chứng nhận kèm theo bảng điểm cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức do Viện VNH&KHPT thực hiện. Người học bổ sung kiến thức phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với trình độ thạc sĩ tương ứng.
5.2. Danh mục và các định hướng đào tạo nghiên cứu sinh ngành Việt Nam học
a)  Quá trình dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam
-  Những vấn đề lịch sử và quan hệ dân tộc trong lịch sử
-  Các vấn đề về chủ quyền và lợi ích quốc gia
- Tương tác văn hóa và giao lưu văn hóa
- Các vấn đề về tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng và ngôn ngữ
b) Không gian văn hóa – không gian phát triển
- Đặc trưng của các không gian văn hóa – không gian phát triển
- Nguồn lực và quản trị, phát huy các nguồn lực trong phát triển vùng
- Con đường phát triển bền vững của Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
c) Việt Nam đương đại: đổi mới và hội nhập
- Mô hình và thực tiễn phát triển của khu vực nông thôn, miền núi
- Mô hình và thực tiễn phát triển của khu vực thành thị
- Các quá trình biến đổi trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Sinh kế và phát triển cộng đồng
d) Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa
- Việt Nam trong các tương tác liên dân tộc và xuyên quốc gia
- Các tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
- Người Việt Nam ở nước ngoài và vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Việt Nam ở nước ngoài
- Người nước ngoài ở Việt Nam và các quá trình liên văn hóa
6. Danh mục đề tài nghiên cứu đang thực hiện/có kế hoạch triển khai tại Viện/do Viện VNH&KHPT quản lí, chủ trì
TT Tên đề tài, dự án Chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện Tình hình thực hiện
1 Đánh giá hiện trạng việc đặt tên đường phố tại đô thị Hà Nội và đề xuất một số phương án quy hoạch đặt tên phố theo định hướng đô thị thông minh TS. Phùng Thị Thanh Lâm, Viện VNH&KHPT 2021 - 2025 Đang tiến hành
2 Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp cho những ảnh hưởng của nhựa lên các cộng đồng ven biển ở Việt Nam (Đề tài hợp tác quốc tế với Đại học Heriot Watt, Vương quốc Anh) GS Michel Kaiser, trường ĐH Heriot-Watt (chủ trì dự án), TS. Vũ Kim Chi (đồng chủ trì), Viện VNH&KHPT 2021 - 2025 Đang tiến hành
3 Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay; mã số QG.22.40 TS. Bùi Văn Tuấn, Viện VNH&KHPT
 
2022 - 2025 Đang tiến hành
4 Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững đô thị vừa và nhỏ ven biển (nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Tĩnh) ThS. Nguyễn Đức Minh, Viện VNH&KHPT 2023 - 2025 Đang tiến hành
5 Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa nguồn tư liệu văn hiến trên địa bàn tỉnh Hà Nam TS. Giang Văn Trọng, Viện VNH&KHPT 2023 - 2026 Đang tiến hành
6 Nghiên cứu phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở tích hợp hệ thống thông tin địa lý và công nghệ số (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam) TS. Giang Văn Trọng, Viện VNH&KHPT 2024 - 2026 Đang tiến hành
7 Quản trị địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) TS. Lê Thúy Hằng, Viện VNH&KHPT 2024 - 2026 Đang tiến hành
8 Công nghệ địa không gian và các cách tiếp cận trong xây dựng cộng đồng tham gia chống chịu với tai biến thiên nhiên và rủi ro khí hậu (Đề tài hợp tác quốc tế hợp tác với Ai-len) TS. Vũ Kim Chi, Viện VNH&KHPT 2024 - 2026  
9 Phát triển mô hình học máy trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do sạt lở bờ biển khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ThS. Giang Tuấn Linh, Viện VNH&KHPT 2025 - 2027 Đang tiến hành
10 Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển các sản phẩm lưu niệm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hùng TS. Nguyễn Trung Hiển, Viện VNH&KHPT 2025 - 2027 Đang tiến hành
11 Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình không gian văn hóa sáng tạo trong phát triển du lịch văn hóa làng nghề tại Hà Nội góp phần phát triển công nghiệp văn hóa thủ đô TS. Vũ Kim Chi, Viện VNH&KHPT 2025 - 2027 Đang tiến hành
12 Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết nối không gian đổi mới sáng tạo góp phần phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại thành phố Hải Phòng TS. Phạm Hữu Thư, Viện VNH&KHPT 2025 - 2027 Đang tiến hành
13 Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết nối các không gian đổi mới sáng tạo góp phần phát triển đô thị thông minh Hà Nội GS. TS. Phạm Hồng Tung, Viện VNH&KHPT 2025 - 2027 Đang tiến hành
14 Đánh giá các ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thủy sản bền vững tại Việt Nam (Đề tài hợp tác quốc tế với Vương quốc Anh) TS. Tống Văn Lợi 2024-2025 Đang tiến hành

Mọi chi tiết xin tham khảo trên website: www.ivides.vnu.edu.vn

Thông tin chi tiết về tuyển sinh, xin mời xem tại đây.

Phòng Quản trị - Tổng hợp

Tác giả: spadmin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây