Phát huy nguồn lực văn hóa 1010 Thăng Long - Hà Nội trong phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo”

Thứ năm - 08/10/2020 04:10
Ngày 30 tháng 10 năm 2019, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh “Thành phố sáng tạo” về thiết kế. Một động lực quan trọng để Hà Nội phát huy các “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa”, đổi mới sáng tạo, xây dựng Thành phố thông minh, năng động, bền vững và phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” trong Thế kỷ XXI trên một tầm cao mới.
TS. Bùi Văn Tuấn, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN cho rằng, nguồn lực văn hóa 1010 Thăng Long - Hà Nội sẽ góp phần đáng kể trong xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.
- Nên hiểu thế nào về thành phố sáng tạo, thưa TS.?
Thành phố sáng tạo (Creative city) là nơi mà ở đó con người với tính sáng tạo là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho xã hội. Mục tiêu của thành phố sáng tạo là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động sáng tạo, thu hút các lực lượng lao động sáng tạo và tạo ra các sản phẩm sáng tạo. Theo Laundry và Bianchini, sự sáng tạo không chỉ có ở tầng lớp nghệ sĩ, kỹ sư, doanh nhân, … hay những người đang làm ng việc trí óc, mà sự sáng tạo tồn tại ở tất cả mọi người.
Thành phố sáng tạo do đó không phải thành phố chỉ ưu tiên giai cấp sáng tạo, mà là thành phố biết tận dụng sự sáng tạo từ mọi lớp người trong xã hội, để từ đó tạo nên bản sắc riêng biệt và độc đáo. Phát triển thành phố sáng tạo, Hà Nội có cơ hội phát huy các lợi thế của bề dày lịch sử và bản sắc độc đáo của mình.
Thực tế hiện nay, “Thành phố sáng tạo” dù còn là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với không ít người dân Thủ đô, nhưng thực chất việc tạo dựng, duy trì và phát triển giá trị, thương hiệu của Thủ đô Hà Nội đã trải qua chặng thời gian dài, với minh chứng được thể hiện ở những thành tựu văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chính là những thành quả của sự sáng tạo. Để từ đó, đến ngày nay, các thế hệ kế cận đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục phát huy, phát triển không ngừng những thành quả đó dưới lăng kính sáng tạo của mình, đồng thời sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.
Điều này cũng minh chứng thêm, phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển Thủ đô không phải là chuyện một sớm một chiều, cũng không phải là việc chỉ bắt đầu được tiến hành khi Hà Nội được ng nhận là thành phố sáng tạo, mà luôn có quá trình chuẩn bị từ trong quá khứ nối liền với hiện tại và tích cực hướng đến tương lai.
http://vnu.edu.vn/upload/2020/10/26982/image/VNU%20Bui%20Van%20Tuan%20-%20Vien%20Viet%20Nam%20hoc%20va%20Khoa%20hoc%20phat%20trien.jpg
- Việc kế thừa và phát huy sức mạnh nguồn lực văn hóa 1010 năm Thăng Long - Hà Nội được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Hà Nội xác định quan điểm, đường lối và chính sách khoa học, phù hợp với thực tiễn để xây dựng và phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội hiện nay. Theo quan điểm của TS., việc phát huy nguồn lực văn hóa với tư cách là nguồn lực con người diễn ra thế nào?
Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, năng lực của mỗi cá nhân và cộng đồng đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh để thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là nguồn lực quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội.
Suốt chiều dài lịch sử 1010 năm lịch sử, có thể thấy hầu như những nhân tài kiệt xuất nhất của đất nước đều đã từng hội tụ về mảnh đất nghìn năm văn vật này. Theo Vũ Minh Giang, trong mỗi mốc son, những thời khắc trọng đại trong lịch sử phát triển của dân tộc đều xuất hiện những gương mặt, những con người, hoặc sinh ra lớn lên hoặc được tôi rèn trên vùng đất Kinh kỳ/Thủ đô. Mở đầu thiên anh hùng ca chống giặc ngoại xâm của dân tộc là hai nữ anh hùng quê ở Mê Linh. Năm 938, sau khi đánh tan quân Nam Hán, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, Ngô Quyền xưng Vương vị Tổ trung hưng ấy của dân tộc Việt là người Đường Lâm. Lý Thường Kiệt là sự khẳng định đanh thép quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước với Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Vua Trần Nhân Tông nổi tiếng với 2 cuộc kháng chiến quân xâm lược Nguyên - Mông oanh liệt. Vào cuối thời Trần, thầy giáo gốc Thăng Long - Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu (Người Thầy của muôn đời). Và đến thời đại Hồ Chí Minh, sau khi lãnh đạo thành ng cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, vào đầu năm 1946, Hồ Chủ tịch đã đề nghị và được Quốc hội thông qua, lấy Hà Nội làm thủ đô chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nay là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,… xứng tầm với vị thế “địa linh nhân kiệt”, “trái tim của đất nước”.
Thủ đô Hà Nội ngày nay đã thực sự trở thành một “Mega-Technopolis” - một đại đô thị tri thức tích hợp cao. Nơi tập trung của hơn 70% tổ chức khoa học và ng nghệ, trường đại học và viện nghiên cứu của cả nước, tiêu biểu như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam,… có trên 1.000 giáo sư và phó giáo sư, hơn 3.000 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, hơn 8.000 thạc sỹ, Hà Nội chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước.
Hơn bất cứ một địa phương nào trong cả nước, Hà Nội đang sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng cao, một xu thế phát triển điển hình, phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu của nền kinh tế tri thức, một lợi thế lớn trong chiến lược phát triển. Đây chính là cơ sở quan trọng cho Hà Nội phát huy các nguồn lực văn hóa này thành động lực phát triển các lĩnh vực thiết kế sáng tạo.
- Còn đối với phát huy nguồn lực văn hoá là các quan hệ xã hội - văn hóa thì ra sao?
Nguồn lực các quan hệ xã hội - văn hóa được thể chế hóa tạo nên môi trường văn hóa. Với vị thế địa chính trị - địa văn hóa, Hà Nội có một nguồn lực quan hệ xã hội - văn hóa rộng mở và đa dạng, mang trong mình nét tinh tế, thanh lịch, hào hoa và sâu sắc của xứ Tràng An, “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, gắn với truyền thống yêu nước chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Thủ đô tạo nên dấu ấn văn hóa riêng trong ứng xử, giao tiếp, đối ngoại của văn hóa, con người Hà Nội.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại của Thủ đô Hà Nội ngày càng được rộng mở, phong phú, đa dạng về chủ thể, đối tượng và lĩnh vực như đối ngoại chính trị, đối ngoại kinh tế, đối ngoại văn hoá, đối ngoại nhà nước, đối ngoại đoàn thể và đối ngoại nhân dân,... Trong đó, đối ngoại kinh tế là trọng tâm, đối ngoại nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Hiện nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với trên 100 Thủ đô, thành phố, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới, như: Hiệp hội các Thành phố lớn trên thế giới (Metropolis), Hiệp hội các thị trưởng các Thành phố có sử dụng tiếng Pháp trên thế giới (AIMF), Mạng lưới các Thành phố lớn châu Á thế kỉ XXI (ANMC21), Hiệp hội các Thành phố có lịch sử lâu đời (LHC)... Là nguồn lực quan trong để Hà Nội hợp tác, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ trong các vấn đề về xây dựng và quản lí đô thị, liên kết đô thị vùng và toàn cầu, hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá trong phát triển thành phố sáng tạo.
Hà Nội cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của cả nước như các Hội nghị thượng đỉnh, cấp cao định kì của ASEAN nhiều lần ở Thủ đô, Hội nghị châu Á - Hoa Kì (2003), ASEM 5 (2004), APEC 2006, Kỳ họp Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (2015), Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018, đặc biệt năm 2019 tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học với sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học trong nước và quốc tế... Đúng như lời dạy của Bác Hồ gần 70 năm về trước “Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần”. Ngoài ra, hoạt động đối ngoại nhân dân giúp cho bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về con người và văn hoá Hà Nội, tăng cường các mối quan hệ và tạo dựng thương hiệu một Hà Nội thân thiện, cởi mở, linh động, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và Hà Nội trên trường quốc tế. Đây là cơ sở để Thủ đô tiếp tục củng cố và phát huy, mở rộng, nâng cao và đi vào chiều sâu chất lượng hoạt động đối ngoại, theo phương châm “Hà Nội là bạn với tất cả các thủ đô và thành phố trên thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá các hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc”.
http://vnu.edu.vn/upload/2020/10/26982/image/BuiXuanPhai-giaithuong2015%202.jpg
- TS. có nhắc đến việc phát huy nguồn lực văn hoá với tư cách là các sản phẩm văn hóa?
Là đất kinh đô ngàn năm văn hiến đã tạo nên bề dày lịch sử, văn hoá đặc thù của vùng đất Thăng Long - Hà Nội, là nơi chứa đựng kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng mang giá trị hội tụ, chắt lọc, kết tinh, tiêu biểu và toả sáng của dân tộc, ghi dấu ấn đậm nét của những địa danh tiêu biểu cho lịch sử ngàn năm văn hiến. Nơi các tầng văn hoá, các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có mật độ dày đặc. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có trên 5.922 di tích lịch sử - văn hóa, trên 2.396 di tích đã được xếp hạng, trong đó 1 Di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long); 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho văn hóa nhân loại; 1 Di sản tư liệu thế giới; 19 di tích Quốc gia đặc biệt và trên một nghìn di tích cấp quốc gia. Hà Nội còn được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể được phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực về truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội, Việt Nam. Với hệ thống di sản văn hóa và làng nghề truyền thống phong phú, đa dạng là những tài sản vô giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa; là động lực để thổi bùng lên ngọn lửa của sức sáng tạo và đổi mới đối với cộng đồng sáng tạo của Thủ đô và cả nước.
Trong những năm gần đây, Hà Nội triển khai rất nhiều chương trình, dự án lớn trong lĩnh vực sáng tạo thiết kế, nhằm phát huy những giá trị nổi bật các nguồn lực văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, cả nước và bạn bè quốc tế. Nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, như khởi nghiệp các doanh nghiệp khoa học và ng nghệ gắn với đổi mới sáng tạo, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian tranh tường Phùng Hưng, con đường di sản, thương hiệu làng nghề, kết nối với mạng lưới thành phố sáng tạo trên thế giới và các ng trình kiến trúc đương đại tiêu biểu. Hà Nội cũng đã tham chiếu một số kinh nghiệm quốc tế để bổ sung, phát triển, hoàn thiện chiến lược phát triển ng nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.
Ngoài ra, Hà Nội còn chủ động thiết kế, lên kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch tới Hà Nội, như: Lễ hội âm nhạc Gió mùa Monsoon (cho lĩnh vực âm nhạc), Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam (cho lĩnh vực thời trang), Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (cho lĩnh vực điện ảnh) và các hoạt động lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội; liên hoan du lịch làng nghề - phố nghề Hà Nội 2020,… Dựa trên nền tảng ứng dụng ng nghệ, số hóa dữ liệu nhằm thúc đẩy việc phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị nguồn lực văn hóa trong phát triển “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô. Vì lẽ đó, Lifehack đã đánh giá Hà Nội là một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần trong đời. Điều này được khẳng định rõ hơn trong lĩnh vực phát triển du lịch, năm 2019 Hà Nội đón xấp xỉ 29 triệu lượt khách, tăng 17%, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, Hà Nội cũng đang gặp không ít thách thức trong việc phát huy nguồn lực văn hóa, do sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; giáo dục sáng tạo chưa cập nhật sự phát triển chung của thế giới; thiếu cơ chế phối hợp các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; tình trạng vi phạm bản quyền; các không gian sáng tạo hoạt động nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhiều nghệ sĩ và kết nối với thế giới bằng ng nghệ hiện đại, …
- Theo TS, đâu là giải pháp phát huy cao độ nguồn lực văn hóa trong phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” Hà Nội?
Tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là bước đi đầu tiên nhưng rất quan trọng đối với mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Hà Nội. Đặc biệt, tầm nhìn và thương hiệu của một Thành phố sáng tạo sẽ tạo điều kiện để Hà Nội có thể thúc đẩy cạnh tranh trong thu hút đầu tư quy mô lớn, kích thích tái tạo đô thị và tập trung các chương trình phát triển kinh tế - xã hội... Vì thế, vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào phát huy được danh hiệu này trong thời gian tới. Và để khởi động, phát triển thương hiệu Thành phố sáng tạo cần phát huy cao độ những tiềm năng thế mạnh nhằm thúc đẩy những cơ hội mà Hà Nội đã, đang và sẽ có. Hà Nội cần có những hành động thiết thực, giải pháp cụ thể để phát huy cao độ nguồn lực văn hóa trong phát triển “Thành phố sáng tạo”:
Trân trọng cảm ơn TS!
Theo Website Đại học Quốc Gia Hà Nội
 

Tác giả: spadmin1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây