Hội thảo do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Đông Á, Trường Đại học Văn hoá Trung Quốc tổ chức.
Cùng với 4 diễn giả chính tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn là đại diện của Việt Nam tham gia thảo luận chính bằng tiếng Trung tại Phiên khai mạc với chủ đề: “Khung cảnh Tam giáo dung thông, hội nhập trong lịch sử tư tưởng Đông Á – lấy Việt Nam làm nghiên cứu trường hợp”. Tham luận đã nêu lên một đặc trưng nổi bật của văn hóa tư tưởng Việt Nam, đó là sự dung thông, hội nhập, hỗ bổ giữa Tam giáo Nho – Phật – Đạo. Đây là khung cảnh văn hóa tư tưởng chung và nổi bật nhất, là cơ chế và khung cấu trúc tư tưởng quan trọng, bao trùm nhất và có thể xem đây là diện mạo chung của văn hóa tư tưởng các nước khu vực Đông Á.
Chủ trì phiên thảo luận là GS. Hoàng Tuấn Kiệt (Đại học Quốc gia Đài Loan) – người đã có gần 20 năm cộng tác nghiên cứu cùng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn. Ông bày tỏ sự vui mừng khi được cùng trao đổi học thuật sau một thời gian gián đoạn do dịch Covid 19. Ông cho rằng, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra quan điểm rất quan trọng về sự hội nhập Tam giáo của Việt Nam là chủ lưu và xuyên suốt. Đây là điểm đặc sắc, khác biệt với mối quan hệ Tam giáo có xung đột và có tranh biện ở các nước Đông Á khác. Chủ đề mà PGS.TS Nguyễn Kim Sơn trình bày cũng thu hút sự quan tâm của các học giả tham gia Hội thảo, tạo nên không khí trao đổi sôi nổi và ý nghĩa.
Hội thảo tiếp tục diễn ra trong ngày 10/11/2020 với nhiều tiểu ban và với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học hàng đầu Đài Loan về lĩnh vực nhân văn, kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Hội thảo là diễn đàn thúc đẩy những nghiên cứu liên ngành và xuyên quốc gia, nhằm kiến tạo những tầm nhìn nghiên cứu mới về giao lưu văn hóa đa nguyên ở khu vực Đông Á, hướng tới một Đông Á phát triển năng động trong hiện tại và tương lai.
Theo Trang chủ Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: spadmin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn