Triển lãm trưng bày sản phẩm từ các hoạt động tham gia của cộng đồng của dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” (gọi tắt là 3SIP2C - Sources, Sinks and Solutions for Impacts of Plastics on Coastal Communities in Viet Nam). Dự án 3SIP2C do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) tài trợ thông qua Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên (NERC) thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo - Vương quốc Anh (UKRI) và được thực hiện bởi Đại học Heriot-Watt (Vương quốc Anh) và 06 đối tác tại Việt Nam, bao gồm: Trường Đại học Phenikaa, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nộị), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thuỷ sản; Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản; và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.
Triển lãm nhận được sự quan tâm hàng trăm đại biểu là các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các cán bộ quản lý Trung ương đến địa phương.
Các đại biểu tham dự triển lãm đánh giá cao tác phẩm nghệ thuật “Nguồn và Nơi tích tụ”. Đây là tác phẩm được xây dựng với sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Thông tin khoa học được lấy từ hoạt động cộng đồng triển khai trong dự án về kiểm toán rác tại bãi biển Giao Hải, Giao Thủy, Nam Định đã được các họa sỹ và nghệ nhân đến từ doanh nghiệp xã hội Tòhe thiết kế và truyền tải trong tác phẩm.
Tác phẩm mang thông điệp về nguồn rác thải nhựa mà cư dân ven biển đang từng ngày phải hứng chịu. Nguồn rác này đến từ các vùng xa xôi trong đất liền: từ các vùng miền núi đến các các khu công nghiệp, từ các thành phố lớn tới các vùng nông thôn và từ ngoài biển theo dòng hải lưu trôi dạt vào đất liền.
Bên cạnh đó triển lãm còn trưng bày các sản phẩm từ các hoạt động khác với các học sinh và cộng đồng như thiết kế boardgame về rác nhựa, thả dừa nổi nhằm tìm hiểu đường đi của rác... Đây là những hoạt động nhằm đưa cộng đồng bao gồm người dân địa phương, học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của dự án.
Cũng trong buổi triển lãm, các tư liệu hình ảnh và video về Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy bay không người lái trong giám sát rác thải dọc bờ biển ở Việt Nam, do TS Đặng Kinh Bắc (Trường ĐHKHTN) và Ths. Giang Tuấn Linh (Viện VNH&KHPT) thực hiện được công chiếu tại triển lãm và đã nhận được nhiều quan tâm từ các nhà quản lý địa phương và các nhà khoa học.
Nằm trong khuôn khổ của hội nghị quốc tế, các thành viên tham gia dự án 3SIP2S đến từ Viện VNH&KHPT đã trình bày các tham luận tại hội nghị. TS. Vũ Kim Chi, Phó Viện trưởng, đồng chủ trì dự án trình bày báo cáo Sự tham gia của thanh niên trong Nghiên cứu về Nhựa: Bài học, hạn chế và cơ hội trong việc áp dụng các phương pháp tham gia đa ngành nhằm trao đổi kiến thức và hành động giữa các thế hệ để giải quyết vấn đề nhựa tại Việt Nam.TS. Giang Văn Trọng, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học phát triển, chia sẻ nghiên cứu về Khoa học công dân trong nghiên cứu phân bố rác thải nhựa ở khu vực ven biển.
Các sản phẩm sáng tạo từ cộng đồng và các chia sẻ tại hội nghị góp phần truyền tải thông tin khoa học về hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam theo cách tiếp cận mới, gần gũi hơn với cộng đồng.
TS. Vũ Kim Chi giới thiệu về tác phẩm “Nguồn và Nơi tích tụ”
GS. TS. Thomas Wagner giới thiệu vi nhựa được minh hoạ trong tác phẩm. TS Vũ Kim Chi sử dụng kính lúp để quan sát vi nhựa trong tác phẩm
Các đại biểu trải nghiệm vẽ dừa để cảm nhận về thí nghiệm thả dừa đã đc dự án triển khai tại Cát Bà
Tác phẩm Nguồn và Nơi tích tụ
Các đại biểu trải nghiệm boardgame do các em học sinh sáng tạo tại triển lãm
Bộ boardgame về Nature Protector do các bạn học sinh Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring sáng tạo
Bộ boardgame về Plastic in Cát Bà do các bạn học sinh Trường THPT Chuyên KHXH&NV sáng tạo
Video ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy bay không người lái (UAV)
được trình chiếu tại hội nghị
TS. Vũ Kim Chi trình bày tại hội nghị
TS. Giang Văn Trọng trình bày tại hội nghị
Tác giả: Diễm My
Những tin mới hơn