Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2015 trên cơ sở Luận án tiến sĩ Lịch sử Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (thế kỷ X - XIX) được tác giả bảo vệ năm 2014 tại Đại học Quốc gia Hà Nội và nhận Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật cùng năm. Ở lần tái bản này (2023), tác giả có chỉnh lý và bổ sung một số thông tin, tư liệu, phần sách dẫn.
Cuốn sách không đi sâu mô tả chi tiết về cơ cấu bộ máy chính quyền của các vương triều, mà trên cơ sở nghiên cứu thiết chế nhà nước, cố gắng hệ thống hóa và khái quát hóa những đặc điểm và hình thức tổ chức nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử nhất định, đồng thời chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng vận động và biến đổi của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam trong suốt thời trung đại. Trong mô hình tổ chức nhà nước, bốn yếu tố (hay thuộc tính) sau đây lần lượt được xem xét: 1- Hệ tư tưởng cai trị, 2 - Tổ chức/cơ cấu chính quyền, 3 - Hệ thống pháp luật, 4 - Khả năng kiểm soát, quản lý lãnh thổ của chính quyền trung ương hay quan hệ giữa Nhà nước vói làng xã. Mô hình nhà nước ở đây được nhìn nhận, đánh giá trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển; trong mối quan hệ và sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cấu trúc; cũng như những tác động qua lại với tiến trình lịch sử.
Nội dung sách gồm 318 trang (khổ 16x24cm), chia thành 4 chương:
Chương 1: Thiết chế nhà nước thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV)
Chương 2: Thiết chế nhà nước Lê sơ (Thế kỷ XV)
Chương 3: Các thiết chế nhà nước thế kỷ XVI - XVIII
Chương 4: Thiết chế nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1883).
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng quý độc giả!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn