1. Phòng Nghiên cứu Khu vực học
- Trưởng phòng: PGS.TS. Phạm Văn Lợi
- Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
Phòng Nghiên cứu Khu vực học là đơn vị trực thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, có chức năng tham mưu giúp Viện trưởng các hoạt động nghiên cứu khoa học về Việt Nam học theo định hướng Khu vực học, phục vụ các hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học của Viện VNH&KHPT và ĐHQGHN.
Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về lĩnh vực Việt Nam học theo định hướng Khu vực học trình Viện trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Hoàn thành các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác định kỳ (sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác theo năm học và theo năm dương lịch; 5 năm, 10 năm) và các báo cáo không định kỳ theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện;
Tư vấn giúp Viện trưởng phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước xây dựng, tổ chức và triển khai thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu KH&CN về Việt Nam học theo định hướng khu vực học;
Tổng hợp, nghiên cứu, từng bước hoàn thiện cơ sở lý thuyết phương pháp tiếp cận, nghiên cứu Việt Nam học theo định hướng Khu vực học phục vụ cho việc xây dựng và triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu Việt Nam học theo định hướng khu vực học trên 3 góc độ:
+ Tiếp thu, học tập lý thuyết, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu Khu vực học do các nhà khoa học Viện VNH&KHPT tập hợp, xây dựng, vận dụng vào trong thực tiễn nghiên cứu;
+ Tổng kết, tiếp cận các lý thuyết phương pháp tiếp cận, nghiên cứu Khu vực học của các nhà khoa học nước ngoài, đề xuất hướng áp dụng trong nghiên cứu Việt Nam học ở Việt Nam;
+ Tổng kết thực tiễn nghiên cứu Việt Nam học theo định hướng Khu vực học ở Việt Nam, từng bước xây dựng lý thuyết nghiên cứu khu vực học ở Việt Nam.
Triển khai viết đề xuất nghiên cứu, thuyết minh đề cương, tham gia đấu thầu các đề cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước và đề tài hợp tác với các địa phương, trong và ngoài nước, giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái, theo định hướng Khu vực học, Liên ngành và Khoa học phát triển, phục vụ phát triển và phát triển bền vững từng khu vực cũng như cả nước;
Tham gia thực hiện các đề tài, dự án do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ, đầu tư vào các khu vực trong cả nước, liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, theo sự phân công của Lãnh đạo Viện và theo các quy định của phát luật;
Phối hợp với các phòng trong Viện, các cá nhân trong và ngoài Viện triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học khi được phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện.
Phân công, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ phòng;
Quản lý, sử dụng tài sản được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo viện giao.
Định hướng nghiên cứu chính:
Nghiên cứu, tiếp cận hệ thống lý thuyết khu vực học, phân vùng và tiểu vùng trong khu vực học phục vụ phát triển và phát triển bền vững các khu vực và quốc gia Việt Nam;
Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,… các vùng và tiểu vùng dựa trên tiếp cận liên ngành nhằm giải quyết các yêu cầu do thực tế đặt ra, phục vụ phát triển và phát triển bền vững khu vực và đất nước;
Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,… các cộng đồng cư dân, dựa trên tiếp cận liên ngành, nhằm giải quyết các yêu cầu do thực tế đặt ra, phục vụ phát triển và phát triển bền vững các khu vực và đất nước.
2. Phòng Nghiên cứu Khoa học phát triển
- Trưởng phòng: TS. Giang Văn Trọng
- Phó Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Đức Minh
- Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Phòng Nghiên cứu Khoa học phát triển thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN có chức năng tham mưu cho Viện trưởng về việc xây dựng kế hoạch hàng năm, về chiến lược nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực khoa học phát triển;
Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về khoa học phát triển và vận dụng nghiên cứu phát triển bền vững các không gian kinh tế-văn hóa-xã hội các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam.
Tổ chức thực hiện nghiên cứu cơ bản về Việt Nam học với tư cách là một khoa học liên ngành, nghiên cứu phát triển trong mối quan hệ với nghiên cứu khu vực.
Tổ chức nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu và luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển và các chương trình quy hoạch, quản lý theo ngành và theo cấp lãnh thổ.
Là đầu mối trong Viện tổ chức hội thảo khoa học; nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ chính sách phát triển.
Gắn kết các hoạt động nghiên cứu của phòng với đào tạo tiến sỹ về Việt Nam học và Khoa học phát triển.
Nhiệm vụ và định hướng nghiên cứu của phòng, nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về Nghiên cứu phát triển và vận dụng xây dựng luận cứ khoa học cho các hướng phát triển kinh tế - xã hội
Nghiên cứu tổng hợp, liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng và lãnh thổ
+ Đánh giá tổng hợp các nguồn lực phát triển kinh tế
+ Nghiên cứu đặc điểm và sự biến đổi kinh tế, xã hội các vùng và lãnh thổ trong quá trình phát triển
+ Sinh kế bền vững dân cư đô thị và nông thôn
+ Đô thị hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu
+ Nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
+ Địa lý lịch sử ứng phó với tai biến thiên nhiên và biến đổi môi trường
+ Du lịch bền vững
Ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu phát triển
+ Bản đồ và hệ thông tin địa lý
+ Định lượng hóa, mô hình hóa mối tương tác giữa tự nhiên và con người
3. Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô
Giám đốc: TS. Tống Văn Lợi
Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô được thành lập năm 2014, là kết quả của Chương trình phối hợp công tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND TP Hà Nội, được thành lập vào ngày 28/8/2014 theo Quyết định số 2999/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô là tổ chức tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học liên ngành và ứng dụng. Các hoạt động nghiên cứu cơ bản và dịch vụ của trung tâm mang tính liên ngành với mục tiêu nhằm áp dụng những thành tựu của ngành khoa học xã hội và nhân văn vào thực tiễn cuộc sống, định hướng ứng dụng phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. Mặt khác, trung tâm còn là đầu mối liên kết, hợp tác và giao lưu học thuật giữa ĐHQGHN với Hà Nội và các đối tác khác ở trong và ngoài nước. Phối hợp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. Do vậy, Trung tâm Hà Nội học và Phát triển thủ đô có các chức năng cơ bản như sau: (1) tổ chức nghiên cứu cơ bản, liên ngành, định hướng ứng dụng phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội; (2) đầu mối hợp tác và giao lưu học thuật với các đối tác ở trong nước, quốc tế; (3) đầu mối liên kết tổ chức đào tạo nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội. Được nghiên cứu trên góc độ Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong chiến lược lấy con người làm trung tâm cho phát triển, trong bối cảnh truyền thống và hiện đại. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững dựa trên cơ sở phát triển không những cho thế hệ hiện tại mà còn phải cho thế hệ tương lai, đáp ứng các yêu cầu kinh tế lẫn bảo vệ môi trường, hài hòa giữa hiện đại hóa và việc giữ gìn các giá trị truyền thống.
Giá trị nền tảng của CENTER FOR HANOI STUDIES không phải là “con người” mà là “ĐỘI NGŨ”. Chúng tôi là một tập thể những chuyên gia đầu ngành, uy tín, có lòng hăng say và phát kiến trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành, liên ngành. Văn hoá của chúng tôi hướng tới những giá trị cơ bản của sự hợp tác, tôn trọng cá nhân, làm việc nhóm, liên tục đổi mới, CHIA SẺ CÁC LỢI ÍCH cùng đối tác và cộng đồng.
Mạng lưới & đối tác
CENTER FOR HANOI STUDIES có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức, đơn vị khoa học, thường xuyên thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học với các Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trường Đại học và các địa phương trong cả nước. Trung tâm đã xây dựng được một mạng lưới cộng tác viên đông đảo, góp phần quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học, đào tạo ngắn hạn chất lượng cao. Cán bộ kiêm nhiệm và cộng tác viên thường xuyên là 15 thành viên, đều là các GS, PGS, các nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực chuyên môn trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHKHXH&NV, Trường ĐHKHTN, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Giáo dục, Trung tâm Tài nguyên và môi trường,…) và một số cơ quan ngoài ĐHQGHN như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội đồng Lý luận Trung ương, Trường Đại học Thủ đô, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu chính sách thuộc các Bộ, ngành Trung ương....
Các hướng nghiên cứu - ứng dụng
Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Tổ chức nghiên cứu, điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, phát triển đô thị, nông thôn, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tích hợp đa năng nhằm cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học cho quá trình quy hoạch, hoạch định, tổ chức triển khai chính sách và quản lý Thủ đô Hà Nội và các địa phương.
- Nghiên cứu tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghiên cứu địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái Hà Nội;
- Nghiên cứu Hà Nội truyền thống (khu vực hạt nhân của Hà Nội, nơi hình thành các giá trị trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của đất nước, có thời gian trải dài từ thế kỷ X với vị trí kinh đô-thủ đô tới ngày nay) và các vùng mở rộng;
- Nghiên cứu văn hóa và các tiểu vùng văn hóa của Hà Nội; nghiên cứu xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch;
- Nghiên cứu các nguồn lực tự nhiên, chính sách, khoa học công nghệ và con người phục vụ phát triển bền vững Thủ đô...;
- Nghiên cứu đô thị, quá trình đô thị hóa, các vùng nông thôn ven đô, ngoại thành Hà Nội;
- Nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng cư dân, phục vụ tái định cư và phát triển bền vững Hà Nội;
- Nghiên cứu về Biến đổi xã hội và quản trị xã hội khu vực ven đô và ngoại thành Hà Nội.
- Nghiên cứu thuận lợi, khó khăn và thời cơ, thách thức đối với phất triển bền vững Thủ đô trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế;
- Làm đầu mối tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế về Hà Nội và các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững Thủ đô.
Triển khai các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học
Tổ chức các chương trình đào tạo, góp phấn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội theo đặt hàng của UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, địa phương của thành phố Hà Nội;
Đào tạo “Hà Nội học” được đặt trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành “Việt Nam học” tại ĐHQGHN. Các đề tài luận văn luận án lấy Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu;
Đối tượng tham gia đào tạo: cán bộ hoặc nguồn cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của Hà Nội;
Cơ quan thụ hưởng nguồn nhân lực đã qua đào tạo: các cơ quan của thành phố Hà Nội.
Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn
Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo Hà Nội học cho giáo viên các trường phổ thông và cán bộ phụ trách công tác quản lý văn hóa – xã hội của Thủ đô Hà Nội. Nâng cao kiến thức về các lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, truyền thông, di tích, tổ chức cộng đồng... về Hà Nội cho các cán bộ
của các cơ quan văn hóa và quản lý, giáo viên phổ thông thuộc địa bàn Hà Nội;
Đối tượng tham gia đào tạo: cán bộ công chức các sở ban ngành của Hà Nội, đặc biệt là các bộ làm công tác quản lý văn hóa, giáo dục của Hà Nội;
Cán bộ quản lý kinh tế, quản lý đô thị, quản lý và quản trị doanh nghiệp... của Hà Nội;
Cơ quan thụ hưởng kết quả đào tạo: Các cơ quan chức năng thuộc UBND thành phố Hà Nội và các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Làm đầu mối liên kết, hợp tác KH&CN
Trung tâm HNH làm đầu mối liên kết, hợp tác KHCN giữa các cơ quan, tổ chức trong (thuộc) và ngoài Hà Nội. Trước mắt, Trung tâm HNH là đầu mối tổ chức các hoạt động KHCN phối thuộc giữa ĐHQGHN và thành phố Hà Nội, đặc biệt là các đề tài, dự án phục vụ phát triển thủ đô, các sự kiện KH&CN như Hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế thường kì về Hà Nội hay các hội thảo phục vụ thực tiễn phát triển Thủ đô Hà Nội.
Trung tâm HNH là đầu mối triển khai nghiên cứu các vấn đề cấp bách, bức thiết của Hà Nội, phục vụ trực tiếp công tác quản lý, hoạch định chính sách... để phát triển bền vững Hà Nội.
Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo
Những tin mới hơn