GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC PHÁT BIỂU CHÚC MỪNG GS YU INSUN NHẬN BẰNG TIẾN SĨ DANH DỰ ĐHQG HÀ NỘI

Thứ sáu - 07/12/2012 00:00
Để chúc mừng GS Yu Insun nhận bằng Tiến sĩ Danh dự Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã có bài phát biểu chúc mừng. Trong bài phát biểu GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã khái quát về những thành tựu khoa học, những cống hiến và mối quan hệ thân thiết gắn bó của GS Yu Insun với Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung.

Để chúc mừng GS Yu Insun nhận bằng Tiến sĩ Danh dự Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc,  nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã có bài phát biểu chúc mừng. Trong bài phát biểu GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã khái quát về những thành tựu  khoa học, những cống hiến và mối quan hệ thân thiết gắn bó của GS Yu Insun với Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung.

Giáo sư Yu Insun (gọi bằng tiếng Việt là GS Lưu Nhân Thiện) bắt đầu quan tâm đến Việt Nam học từ những năm 60 của thế kỷ XX và trở thành chuyên gia, Tiến sĩ về Lịch sử Việt Nam tại Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cách đây gần 35 năm. Ông được phong Giáo sư của Đại học Korea năm 1980 và Giáo sư Đại học Quốc gia Seoul năm 1994. Ông cũng là Giáo sư thỉnh giảng, Giáo sư danh dự của nhiều trường Đại học nổi tiếng trên Thế giới, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội (Việt Nam). Ông là một nhà Sử học uyên thâm, một nhà Việt Nam học lừng danh vào bậc nhất của Hàn Quốc và thế giới ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một mẫu mực về nhân cách nhà sư phạm và nhà khoa học.

Trong hơn 40 năm chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy, Giáo sư Yu Insun tập trung nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội, luật pháp Việt Nam truyền thống và các mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc. Ông đã cho ng bố 4 cuốn sách chuyên khảo và hàng chục ng trình khoa học có giá trị chuyên môn học thuật rất cao, góp phần giới thiệu một cách đúng đắn, khách quan và chân thực một nước Việt Nam truyền thống và đổi mới không chỉ ở Hàn Quốc, ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Vào một ngày đầu Đông năm 1991, tôi có dịp được sang dự Hội thảo khoa học tại Đại hoc Oxford nước Anh và thật tình cờ được gặp Yu Insun ở đó, khi ông đang là Giáo sư thỉnh giảng và Thành viên cao cấp của Trường St. Antony. Goi là “ông” là theo phép lịch sự, chứ với dáng người nhỏ nhắn trẻ trung, nói năng nho nhã, lịch sự, thân tình, tôi có cảm giác như Yu Insun cũng chỉ thuộc lứa tuổi tôi thôi và chúng tôi bắt thân với nhau theo kiểu bạn bè cùng lứa (sau này tôi mới biết ông sinh năm 1941, cả về chuyên môn và tuổi tác đều thuộc hàng bậc thầy của tôi). Điều tôi ấn tượng nhất về cuộc gặp gỡ này là khi tôi còn ở trường Đại học Leiden (Hà Lan), có một vài lần được nghe nói tới một bản luận án Tiến sĩ về “Luật và Gia đình Việt Nam truyền thống” bảo vệ thành ng tại Mỹ bởi một học giả Hàn Quốc, tôi đã cố ng tìm kiếm nhưng không sao tìm được. Lần này vừa mới đặt chân đến nước Anh lại gặp một ông bạn Hàn Quốc, tôi nảy ra ý định thông qua ông bạn này may ra có thể tìm ra manh mối. Nào ngờ người tôi muốn tìm không ai khác lại chính là Yu Insun và Yu Insun xem ra còn mừng hơn tôi, vì ông tin rằng thông qua tôi, cái khát khao cháy bỏng đến Việt Nam của ông sẽ được thực hiện. Ông hồ hởi tặng tôi cuốn sách “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” xuất bản tại Hàn Quốc bằng tiếng Anh làm quà kỷ niệm cho buổi gặp gỡ đầu tiên này và với tôi, đây là món quá có ý nghĩa nhất và có giá trị nhất mà tôi đã từng được nhận ở hải ngoại. Về nước, tôi tổ chức dịch cuốn sách sang tiếng Việt và Nhà xuất bản KHXH đã xuất bản cuốn sách vào giữa năm 1994, được coi là cuốn sách đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi cũng không thể ngờ được rằng cuốn sách đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và hoan nghênh. Thật khó có thể hình dung được một người chưa từng đến Việt Nam lại có vốn hiểu biết và những nghiên cứu sâu sắc về Việt Nam đến thế.

Từ sau “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”, Yu Insun đã liên tục có những nghiên cứu và xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam. Bài của ông xuất hiện thường xuyên trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử và tất cả các kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học, tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều kỷ yếu khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chưa có thống kê đầy đủ, nhưng vẫn có cơ sở để tin rằng Yu Insun là một nhà khoa học ngoại quốc có số lượng các ng trình nghiên cứu chuyên môn sâu, chất lượng cao được xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam nhiều hơn tất cả những chuyên gia nổi tiếng khác mà tôi biết.

Trong sự nghiệp khoa học và đào tạo của mình, Giáo sư Yu Insun đặc biệt quan tâm và ưu ái dành cho các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Giáo sư đã nhiều năm liên tục sang giảng dạy tại Khoa Lịch sử và khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tham dự và chủ trì tiểu ban hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất. Ông cũng nhiệt thành giới thiệu học viên, nghiên cứu sinh Hàn Quốc sang học tập tại Khoa Lịch sử, đồng thời giúp đỡ và hướng dẫn nhiều cán bộ của Đại học Quốc gia Hà Nội sang học tập và nghiên cứu ở Hàn Quốc. Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, hàng năm Giáo sư đều sang Hà Nội giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn tốt nghiệp và tham gia hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ cho học viên thuộc Nhiệm vụ Chiến lược của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 2 năm 2007 đến nay GS.TS Yu Insun đã nghỉ hưu nhưng vẫn dành hết thời gian, tâm sức tổng hợp, tổng kết các thành quả nghiên cứu về lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam truyền thống, xây dựng tập đại thành của GIáo sư về Việt Nam học và tham gia đào tạo các lớp học trò kế cận ở cả Hàn Quốc và Việt Nam.

Đánh giá rất cao đóng góp của GS.TS Yu Insun trong nghiên cứu và đào tạo về Lịch sử Việt Nam và Việt Nam học ở Đại học Quốc gia Hà Nội và ở Việt Nam nói chung, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở đề nghị của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển và sự tín nhiệm tuyệt đối của Hội đồng khoa học  xét tặng bằng Tiến sĩ Danh dự, đã quyết định tặng Bằng Tiến sĩ Danh dự cho Giáo sư. Đây là quyết định hết sức có ý nghĩa không chỉ cho riêng GS.TS Yu Insun, không chỉ khẳng định những đóng góp và thành ng của các ngành Việt Nam học, Sử học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, ở Việt Nam mà còn xác nhận những thành ng và đóng góp nổi bật của Việt Nam học ở Hàn Quốc trong quá trình tạo lập và phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Hàn. Tôi càng thấy ý nghĩa hơn khi Lễ nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của GS Yu Insun được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc mà trong sự kiện trọng đại này có đóng góp của các nhà Việt Nam học, Hàn Quốc học và riêng GS Yu Insun có đóng góp to lớn và nổi bật.

Xin được chúc mừng GS.TS Yu Insun và chúc mừng cho thành ng, hợp tác hữu nghị của tất cả chúng ta!

391f8 dsc 0091 001
GS Nguyễn Quang Ngọc tặng hoa và chúc mừng GS Yu Insun
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây