- Nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học và Khoa học phát triển;
- Làm đầu mối tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ khoa học trong và ngoài ĐHQGHN, xây dựng và thức hiện các đề tài nghiên cứu liên ngành về Việt Nam, triển khai ứng dụng khoa học trong xây dựng các chương trình, dự án phục vụ kinh tế xã hội;
- Đào tạo các chuyên gia có trình độ sau đại học về Việt Nam học, tham gia đào tạo bậc đại học với các trường đại học, khoa trực thuộc trong ĐHQGHN;
- Thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ và cấp chứng chỉ cho học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo về VNH và Khoa học Phát triển;
- Làm đầu mối xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế về Việt Nam học và Khoa học phát triển.
Trong 5 năm qua (2005-2010), hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện đã đạt được những kết quả sau:
1. Về nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước
Trong 5 năm (2005-2010), Viện đã ký hợp đồng, triển khai thực hiện và hoàn thành, nghiệm thu 04 đề tài cấp nhà nước
- Hệ thống chính trị Việt Nam trước đổi mới, do GS. Vũ Minh Giang chủ trì; (đã được Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản)
- Thăng Long - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước - những bài học về quản lý và phát triển, mã số KX.09.02, do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ trì, thuộc chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.09: Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô. Kết quả nghiên cứu đã được Nxb Hà Nội xuất bản.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta, mã số KX.02-03/06-10 do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì. Một phần kết quả nghiên cứu đã được Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản.
- Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế thuộc Chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mã số:KX.03/06-10 do PGS.TS Phạm Hồng Tung chủ trì. Một phần kết quả nghiên cứu đã được Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản.
Đang triển khai 3 đề tài thuộc Đề án KHXH cấp nhà nước “Quá trình hình thành và Phát triển vùng đất Nam Bộ”:
- Vùng đất Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII (GS.TSKH Vũ Minh Giang chủ trì);
- Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ, (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ trì),
- Các thiết chế quản lý ở Nam Bộ (PGS.TS Vũ Văn Quân chủ trì).
2. Đề tài hợp tác với các Bộ, ngành và Địa phương
Bên cạnh những nhiệm vụ, đề tài thuộc các Chương trình nghiên cứu lớn, Viện tiếp tục phát huy thế mạnh trong hợp tác với các cơ quan, địa phương trong nước, triển khai nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển đất nước. Từ năm 2005 đến nay, Viện đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, cụ thể:
- Xây dựng sách “Câu hỏi đáp về lịch sử Nam Bộ” do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. Đề tài hợp tác với Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Đề tài Lịch sử Thăng Long - Hà Nội do GS Phan Huy Lê chủ trì (đã nghiệm thu loại xuất sắc)
- Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản thế giới do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ trì và chịu trách nhiệm về chuyên môn trong việc xây dựng và tư vấn các luận cứ khoa học đề nghị UNESCO công nhận khu trung tâm Hoàng thành là di sản văn hóa thế giới (đã hoàn thành, góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ bảo vệ để UNESCO công nhận khu di tích Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới tháng 8/2010).
- Triển khai đề tài Atlas Thăng Long - Hà Nội do GS.TS Trương Quang Hải chủ trì (đề tài hợp tác với Nhà xuất bản Hà Nội), đã nghiệm thu và xuất bản nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Dự án Điều tra, sưu tầm tư liệu thuộc Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” (PGS.TS Vũ Văn Quân chủ trì) hợp tác với Nhà xuất bản Hà Nội.
- Xây dựng các đề án tiếp tục chương trình nghiên cứu về Hà Nội với 4 mảng đề tài về Địa chí, Địa lý, Địa danh và xây dựng hệ thống bản đồ Hà Nội (phối hợp với UBND TP Hà Nội).
- Phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn tổ chức thành công các Hội thảo khoa học tại các địa phương về các khu vực dân tộc thiểu số biên giới phía Bắc, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Đề tài cấp Đại học Quốc gia, cấp Viện
Trong các năm từ 2006 - 2009, Viện đã triển khai và nghiệm thu 03 đề tài trọng điểm, 11 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 07 đề tài cấp Viện, trong đó có những chương trình lớn, hiệu quả với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu như chương trình nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, xã hội của các dân tộc Tày - Nùng - Thái thuộc các khu vực phía Bắc (do nhóm các nhà khoa học thuộc chương trình Thái học đảm nhiệm). Đang triển khai đề tài xây dựng từ điển văn hóa Thái - Tày - Nùng (văn hóa vật thể và phi vật thể) do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh chủ trì.
Số lượng cán bộ, nghiên cứu viên của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tham gia chủ trì, nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Viện, cấp ĐHQG HN (cấp bộ, tỉnh), cấp nhà nước thường xuyên trong 03 năm trở lại đây chiếm 86 % (19/22 cán bộ).
4. Chủ trì hoặc đầu mối tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế lớn:
- Là lực lượng nòng cốt tham gia Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ III: Việt Nam: Hội nhập và phát triển do ĐHQG HN phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với 18 tiểu ban chuyên môn, nhận được sự tham gia của gần 1000 nhà khoa học trong nước và quốc tế, 868 tham luận khoa học. Hội thảo được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao về ý nghĩa và giá trị khoa học, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam đang tích cực thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế. Kỷ yếu Hội thảo gồm 6 bộ (4000 trang) đã được xuất bản.
- Được ĐHQG HN, Ban Tuyên giáo Trung ương giao trách nhiệm đầu mối tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội: thành phố văn hiến - anh hùng - vì hòa bình” với 4 tiểu ban chuyên môn, nhận được sự tham gia của hơn 700 đại biểu với 157 tham luận khoa học của các học giả trong nước và quốc tế. Hội thảo là một trong những sự kiện chính thức của chương trình 10 ngày đại lễ (từ ngày 1.10 đến ngày 10.10.2010). Kỷ yếu của Hội thảo (hơn 1300 trang) được kịp thời xuất bản phục vụ trong hội thảo, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham gia đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Để tiếp tục công bố rộng rãi trong quần chúng nhân dân, các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học, kỷ yếu hiện đã được hội đồng thẩm định, chọn lọc các kết quả nghiên cứu xuất sắc để xuất bản trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
5. Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các địa phương tổ chức hội thảo khoa học
Khoảng 10 Hội thảo quốc tế và Hội thảo quốc gia, ví dụ Hội thảo về “phát triển đô thị ở Việt Nam” (phối hợp với đại học Passau - CHLB Đức), Hội thảo về “Đào tạo và giảng dạy Việt Nam học tại các bậc học tại Việt Nam” (phối hợp với trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP HCM), Hội thảo về “Nghiên cứu Khu vực học”, Hội thảo về “Khoa học phát triển”, Hội thảo “Đô thị Quảng Yên - truyền thống và định hướng phát triển”...
6. Công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản, được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín, trong kỷ yếu hội nghị hoặc hội thảo quốc tế gần đây:
6.1. Các sách chuyên khảo đã xuất bản:
+ Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2006.
+ Địa danh và các vấn đề lịch sử văn hoá các dân tộc Tày Thái ở Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009.
+ Hai mươi năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.
+ Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Hà Nội, 2007.
+ Chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam do GS Phan Huy Lê làm Chủ nhiệm, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển là cơ quan chủ quản đã nghiên cứu, dịch, chú thích, xuất bản 7 cuốn sách gia phả gồm phần nghiên cứu văn bản, phần dịch tiếng Việt, phần in lại nguyên bản chữ Hán và phần tra cứu tên riêng.
+ Làng xã Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc, Nxb ĐHQG, H.2009.
+ Khoa học phát triển: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Nxb Thế giới, H.2008.
+ Địa bạ cổ Hà Nội, 2 tập, GS Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Hà Nội, H.2006, tái bản năm 2010.
+ Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, 2 tập, GS Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Hà Nội, 2010.
+ Địa chí Cổ Loa, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân đồng chủ biên, Nxb Hà Nội, 2008, tái bản năm 2010.
+ Atlats Hà Nội, Trương Quang Hải Tổng chủ biên, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Vương triều Lý, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Nxb Hà Nội, H.2010.
Đề án Điều tra, sưu tầm thuộc dự án Điều tra, biên soạn, xuất bản tủ sách Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến do PGS.TS Vũ Văn Quân phụ trách đã xuất bản:
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập văn khắc Hán Nôm, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu địa chí (3 tập), Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945 (3 tập), Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục các công trình nghiên cứu, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Hương ước, tục lệ, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập thần tích, thần sắc, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập câu đối, hoành phi, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tuyển tập các công trình nghiên cứu: Lịch sử (2 tập), Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tuyển tập các công trình nghiên cứu: Văn hóa, Nxb Hà Nội, H.2010
+ Tuyển tập các công trình nghiên cứu: Văn học - nghệ thuật, Nxb Hà Nội, H.2010.
+ Tuyển tập các Văn kiện lịch sử, Nxb Hà Nội, H.2010
.....................
Những kết quả đạt được trong 05 năm qua là sự nỗ lực, quyết tâm và nhất trí cao của Ban lãnh đạo Viện và cán bộ trong Viện, sự đồng tình, ủng hộ của Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và các phòng ban chức năng, sự cộng tác đầy tâm huyết của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ Viện sẽ quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ khoa học mới nhằm phát huy thế mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, liên ngành nhằm phục vụ hoạch định chính sách, phục vụ các nhiệm vụ chiến lược của đất nước.
Những tin mới hơn