Chung tay làm sạch biển Giao Hải - Cùng vẽ đại dương thêm xanh

Chủ nhật - 12/03/2023 22:15
Hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, từ ngày 11 - 12/3/2023, tại bãi biển xã Giao Hải (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), Viện Việt Nam học và khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Phenikaa phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Giao Hải, huyện Đoàn Giao Thủy tổ chức sự kiện làm sạch bãi biển với tên gọi “Chung tay làm sạch biển Giao Hải - Cùng vẽ đại dương thêm xanh”. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” (3SIP2C).

Theo đó, hơn 400 đại biểu đến từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nam Định, Huyện đoàn Giao Thủy, Đồn biên phòng Quất Lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Tổng cục Thủy sản, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Phenikaa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng nhân dân xã Giao Hải đã tham gia kiểm toán rác thải nhựa; xây dựng các bài truyền thông, giao lưu văn nghệ thu hút sự tham gia của cộng đồng; Làm sạch bãi biển và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị và cá nhân tham gia sự kiện. Những vật dụng cần thiết cho hoạt động nhặt rác như: khẩu trang, bao tay, nước uống, bao đựng rác… được Ban Tổ chức chuẩn bị đầy đủ.

Kết quả, sau 2 ngày lao động hăng say, 12.000 m2 bờ biển đã được làm sạch (vượt dự kiến ban đầu là 6.000 m2). Rác sau khi thu gom được đội dọn rác ng ích của UDND xã Giao Hải đưa đi xử lý theo đúng quy trình. Đặc biệt, thông qua sự kiện này đã giúp cán bộ, sinh viên, học sinh và người dân hiểu về thực trạng rác thải nhựa ở vùng ven biển xã Giao Hải, xác định các nguồn phát thải, loại rác thải nhựa phổ biến, tìm hiểu tác động của rác thải nhựa tới hệ sinh thái và cộng đồng địa phương.

Chia sẻ tại sự kiện, em Huyền My - Sinh viên Trường Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết: “Thông qua những việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn này, chúng em còn được học thêm nhiều kỹ năng mới như kiểm toán rác và viết bài truyền thông… Em hy vọng hoạt động sẽ lan rộng đến các tổ chức, các câu lạc bộ khác của sinh viên ở các trường đại học và thu hút nhiều bạn tham gia hơn".

Được biết, Dự án 3SIP2C do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) tài trợ thông qua Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên (NERC) thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo - Vương quốc Anh (UKRI) và được thực hiện bởi Đại học Heriot-Watt (Vương quốc Anh) cùng 6 đối tác tại Việt Nam, bao gồm: Trường Đại học Phenikaa, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nộị, Trường Đại học Khoa học và ng nghệ Hà Nội; Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản; Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn về nguồn phát sinh rác thải nhựa đại dương và đánh giá tác động của ô nhiễm rác thải nhựa đến các hoạt động kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe con người. Từ đó, đề xuất chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển tại Việt Nam và các ngành kinh tế liên quan như thủy sản, du lịch…

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Bãi biển xã Giao Hải trước khi được làm sạch

Các tình nguyện viên hăng say dọn và phân loại rác


 

Xin mời quý độc giả quan tâm xem thêm tin tức trên Chuyển động 24h tại đây.
Dẫn theo Mai Hương, Tạp chí Môi trường

Tác giả: spadmin1

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây