Hội thảo khoa học quốc tế về ứng dụng GIS trong nghiên cứu lịch sử

Thứ năm - 18/06/2015 15:06
Từ 4-7/6/2015, Trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã tổ Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Ứng dụng GIS trong nghiên cứu lịch sử toàn cầu từ góc nhìn châu Á.

Từ 4-7/6/2015, Trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã tổ Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Ứng dụng GIS trong nghiên cứu lịch sử toàn cầu từ góc nhìn châu Á. Đây là hội thảo khoa học liên ngành về ứng dụng GIS trong nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung. Hội thảo có sự tham dự và trình bày của 24 báo cáo của các học giả đến từ 9 quốc gia: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Philipin, Việt Nam, Indonexia, Mông Cổ. Trong ba ngày đầu của hội thảo, các báo cáo được chia thành các chủ đề theo khu vực như: khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc; cuối cùng của hội thảo, các bài trình bày và thảo luận tập trung vào các vấn đề về dữ liệu lịch sử, dữ liệu GIS và các cơ hội hợp tác giữa các học giả châu Á trong nghiên cứu lịch sử với sự trợ giúp của công cụ GIS.

Tham dự hội thảo, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cử 2 cán bộ tham gia và trình bày tại hội thảo là TS. Vũ Kim Chi và Ths. Nguyễn Quang Anh. Cả 2 báo cáo đều được sự quan tâm và thảo luận sôi nổi từ hội trường. TS. Vũ Kim Chi trình bày nghiên cứu về Lịch sử biến động sử dụng đất ở miền núi phía Bắc Việt Nam, đây là một nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay, các tư liệu lịch sử, phỏng vấn sâu và GIS để xác định rõ lịch sử biến động sử dụng đất ở 2 khu vực miền núi của Việt Nam là hai huyện thuộc tỉnh Lào Cai và Sơn La trong vòng 60 năm qua.
Trình bày của Thạc sĩ Nguyễn Quang Anh về Nghiên cứu GIS và địa mạo trong xác định hệ thống giao thương và cảng biển cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu này đã giúp làm sáng tỏ hệ thống giao thương cũng như xác định vị trí cảng biển cổ, cửa sông cổ trong giai đoạn thế kỷ XVI-XVII ở miền Bắc Việt Nam qua phân tích tư liệu, bản đồ lịch sử và phân tích biến động địa hình khu vực.
Sau 4 ngày làm việc tích cực, hội thảo đã khẳng định GIS chính là một hướng đi mới, hiệu quả và có nhiền triển vọng trong nghiên cứu lịch sử nói riêng và trong khoa học xã hội nói chung. Các học giả cũng đã giành thời gian bàn về việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu GIS về lịch sử cho khu vực châu Á và thế giới; đồng thời kêu các học giả, các cán bộ nghiên cứu quan tâm về lĩnh vực này tiếp tục triển khai các nghiên cứu ứng dụng GIS trong khoa học lịch sử và đóng góp bài cho hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 12/2015 tại Đài Loan.

 

Một số hình ảnh từ hội nghị:

 

Tác giả: spadmin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây